Bắt bài những thói quen xấu trẻ hay gặp khi bắt đầu tập ăn

0
2150

Với nhiều bà mẹ, việc ăn dặm luôn được ví như một cuộc chiến với con, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do mẹ chưa biết cách đối phó với những vấn đề phát sinh khi trẻ mới bắt đầu học ăn. Bài viết sau đây của Earthmama sẽ giúp mẹ dễ dàng “bắt bài” các thói quen xấu thường gặp ở trẻ trong bữa ăn.

Ăn dặm sẽ không còn là cuộc chiến nếu mẹ biết được thói quen của con

Ăn dặm sẽ không còn là cuộc chiến nếu mẹ biết được thói quen của con

1/ Ăn rong

Cứ tới bữa, trẻ phải được dẫn đi rong mới chịu ăn là cảnh tượng rất phổ biến ở nhiều gia đình mà nguyên nhân chủ yếu là do bé biếng ăn và bố mẹ vô tình tập cho con thói quen này khi còn nhỏ. Việc này tưởng chừng khá đơn giản nhưng thực chất có thể gây ra những tác hại rất lớn đối với tâm sinh lý, sức khỏe cũng như hình thành lối sống cho con.

Ăn rong là thói quen xấu nhiều bé mắc phải

Ăn rong là thói quen xấu  nhiều bé mắc phải

+ Tác hại của việc ăn rong

Sức khỏe: ăn rong hoàn toàn không tốt cho dạ dày của bé. Việc vừa chạy, vừa chơi, vừa ăn sẽ khiến dạ dày con bị xóc.

Về vệ sinh: trẻ ăn rong làm tăng sự tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn, chất độc hại…gây ra các vấn đề như ngộ độc thức ăn, nhiễm bẩn, thậm chí nhiễm độc tố trong không khí, xăng, bụi bẩn.

Khía cạnh tạo lối sống sinh hoạt tốt cho trẻ: khi còn nhỏ, nhiều bố mẹ vô tình tập cho con thói quen ăn rong hay cho xem tivi, xem phim ảnh, mở điện thoại dễ gây ra tâm lý biếng ăn, chán ăn cho trẻ nặng hơn. Việc này cũng vô tình tạo cho con một thói quen xấu, hay đòi hỏi, vòi vĩnh nhiều thứ ở bố mẹ.

Việc ăn rong không tốt cho sức khỏe và nếp sống của bé

Việc ăn rong không tốt cho sức khỏe và nếp sống của bé

+ Cách khắc phục tật ăn rong ở bé

Để điều trị vấn đề ăn rong, biếng ăn, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ăn đúng. Ngay từ nhỏ, phải tập cho bé biết ngồi, ăn đúng giờ, ăn chung với gia đình để trẻ hoàn toàn tập trung vào việc ăn. Trong bữa ăn tuyệt đối không xem tivi, không nói chuyện nhiều để tránh con bị xao nhãng.

Với trường hợp trẻ bị biếng ăn, bố mẹ cần để con ngồi vào một chỗ. Nếu con từ chối thì không nên ép buộc, có thể phản tác dụng, để con tự ăn theo ý muốn sẽ là cách tốt nhất.

Nếu con đã đủ lớn, bố mẹ có thể áp dụng biện pháp khuyến khích, phân tích để trẻ hiểu được tầm quan trọng và thú vui của việc ăn uống.

Với trường hợp trẻ bị biếng ăn, bố mẹ cần để con ngồi vào một chỗ

Với trường hợp trẻ bị biếng ăn, bố mẹ cần để con ngồi vào một chỗ

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên chiều theo sở thích ăn uống của con. Nếu trẻ sợ ăn nên mang từng ít một và nên để ý khẩu vị con thích, không nên ép con ăn, ngay cả những thức ăn bổ dưỡng.

Bắt đầu từ 8 tháng, bé đã có thể tự bốc ăn. Lúc này, mẹ chỉ cần rửa tay sạch cho con, bày thức ăn vào trong bát đĩa sạch sẽ để cho con tự bốc ăn. Việc này có thể làm thức ăn vấy bẩn mọi nơi và cả quần áo của bé, nhưng nó sẽ tạo được sự thích thú cho trẻ khi tới bữa ăn, khiến bé làm quen với nề nếp ăn uống dễ dàng hơn.

Điều ưu tiên là bố mẹ nên chọn đồ ăn theo khẩu vị của con nhưng vẫn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết.

Cuối cùng, quan trọng nhất, bố mẹ cần phải rèn luyện cho con từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen tốt, không quá nuông chiều hoặc thiếu kiên nhẫn mà vô tình tập cho con những điều chưa tốt. Hãy bắt trẻ ngồi trên ghế khi mới tập ăn, yên lặng, hạn chế tiếng ồn làm bé xao lãng, lâu dần bé sẽ hình thành thói quen ăn uống tốt.

Bố mẹ nên chọn đồ ăn theo khẩu vị của con nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết

Bố mẹ nên chọn đồ ăn theo khẩu vị của con nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết

2/ Dùng lưỡi đẩy thức ăn

Việc dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài khi bắt đầu ăn dặm là điều rất bình thường ở trẻ nhỏ nên mẹ có thể yên tâm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như bé không quen với việc ăn đồ ăn, đồ ăn quá to, đồ ăn không hợp khẩu vị… Mẹ cần theo dõi con cẩn thận để phát hiện nguyên nhân và khắc phục. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết khi qua giai đoạn bắt đầu tập ăn nên mẹ có thể yên tâm.

Dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài khi bắt đầu ăn dặm là điều rất bình thường ở trẻ nhỏ

Dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài khi bắt đầu ăn dặm là điều rất bình thường ở trẻ nhỏ

3/ Ngậm và phun đồ ăn

Việc ngậm và phun đồ ăn rất phổ biến ở trẻ đang bước vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Đây là một thói quen không tốt, là nguyên nhân phổ biến gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, về lâu dài sẽ dễ gây hư men răng.

Việc ngậm và phun đồ ăn rất phổ biến ở trẻ vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm

Việc ngậm và phun đồ ăn rất phổ biến ở trẻ vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm

+ Một số nguyên nhân khiến trẻ ngậm thức ăn

  • Bé mắc một số bệnh gây khó chịu trong người, khó nuốt, nuốt đau…, các bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị hạn chế, mệt mỏi, không muốn ăn.
  • Thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, hàm răng… của bé.
  • Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai. Khi không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ sẽ khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
  • Trẻ không ăn được một vài loại thức ăn nhưng bố mẹ không phát hiện.

Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai

Bé được ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài cũng sẽ hình thành thói quen lười nhai

+ Một số lời khuyên cho bố mẹ

  • Cần xem lại cách chế biến thức ăn có phù hợp với hàm răng, độ tuổi của trẻ hay không. Bố mẹ nên đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Không nên tùy tiện cho con uống quá nhiều thuốc bổ, thảo dược, vì nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại.
  • Cho bé ăn dặm từ lỏng sang đặc: lúc đầu bố mẹ nên cho trẻ ăn đồ xay nhuyễn, hơi lỏng, sau đó tập cho con ăn thức ăn sệt và chuyển dần qua ăn cơm.
  • Khen, khuyến khích và động viên khi trẻ ăn để tạo động lực giúp con thích thú với việc ăn uống.
  • Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng ở bé khi ăn như: tivi, điện thoại, đồ chơi, dắt bé đi dạo,…
  • Tập thói quen tự xúc ăn cho bé từ khi còn nhỏ, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa vì khi đã hơi no thì bé sẽ bắt đầu lười nhai. Tốt nhất mẹ nên chia ra nhiều bữa nhỏ để con cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa vì khi đã hơi no thì bé sẽ bắt đầu lười nhai

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa vì khi đã hơi no thì bé sẽ bắt đầu lười nhai

4/ Không chịu nhai

Nhai thức ăn là một quá trình phức tạp buộc bé phải học từ 6 tháng tuổi. Quá trình này thường trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ việc dùng lưỡi và hàm trên để nghiền nát thức ăn, sau đó học cách dùng lưỡi để đẩy thức ăn sang hai bên trái phải để nghiền.

Tuy nhiên, nhiều bé cho dù khi đã lớn nhưng vẫn thường nuốt chửng thức ăn mà không nhai khiến nhiều mẹ rất lo lắng. Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là do mẹ lạm dụng việc xay thực phẩm khi chế biến thức ăn cho bé. Mẹ thường hay có tâm lý sợ con bị hóc và gặp khó khăn khi nuốt nên đã tận dụng máy xay mà không hề để ý rằng nó không tốt cho việc nhai và nuốt của bé.

Nhiều bé cho dù khi đã lớn nhưng vẫn thường nuốt chửng thức ăn mà không nhai

Nhiều bé cho dù khi đã lớn nhưng vẫn thường nuốt chửng thức ăn mà không nhai

Một sai lầm khác của mẹ chính là bỏ qua quá trình tập ăn thức ăn thô. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé đã có thể ăn dặm. Lúc này, bên cạnh cháo, mẹ cũng nên để bé thử các loại thực phẩm mềm như chuối, đu đủ, bim bim hoặc bánh. Đến lúc bé 1 tuổi hãy cho bé ăn cùng gia đình với các món rau, thịt, cá mềm. Từ từ, bé sẽ hình thành thói quen nhai và nuốt theo như bố mẹ hay làm.

Việc tập cho con nhai là rất quan trọng, vừa giúp con ngon miệng hơn lại vừa có lợi cho đường tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

+ Cách khắc phục:

  • Cho bé ăn dặm đúng tuổi (4-6 tháng tuổi), đúng tư thế, tập cho bé thói quen không nhè và nhổ thức ăn ra. Không nên lạm dụng việc xay thức ăn, tùy vào độ tuổi mà mẹ cần xay nhuyễn hay xay vừa thức ăn của con (bột cháo không nên xay mà chỉ cần băm nhuyễn).
  • Ngoài bữa ăn chính mẹ nên cho bé ăn thêm những bữa phụ như bánh hoặc trái cây mềm để bé tập nhai.
  • Để cho bé tự mình dùng miệng khám phá thức ăn: ở giai đoạn này, mẹ có thể mua thêm những đồ vật hợp vệ sinh và chuyên dụng như: gặm nướu để bé tập nhai.
  • Giúp con hoạt động cơ miệng nhiều hơn qua việc nói chuyện và chơi cùng bé.
  • Ban đầu, mẹ nên đút cho bé bằng hạt ngô hoặc hạt đậu, tránh đút quá to bé sẽ không nhai được. Để dễ dàng hơn, mẹ có thể làm mẫu cho con, vài lần đầu có thể hơi khó khăn nhưng bé sẽ quen dần và biết nhai.
  • Tạo sự tập trung trong bữa không nên vừa ăn vừa xem tivi, chơi trò chơi, xung quanh quá ồn ào…vì lúc này bé sẽ bị xao nhãng và quên mất việc nhai.

Mẹ nên cho bé ăn bánh ăn dặm để tập nhai

Mẹ nên cho bé ăn bánh ăn dặm để tập nhai

Những thói quen xấu khi ăn cần được khắc phục từ nhỏ để tránh gây ảnh hưởng đến bữa ăn, vấn đề tiêu hóa cũng như nếp sinh hoạt của con khi lớn lên. Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho mình để có thể cho con ăn một cách nhẹ nhàng nhất.

Một điều quan trọng nhất giúp trẻ ngon miệng và loại bỏ thói quen xấu chính là “dụ” con bằng những bữa ăn ngon miệng. Với nước tương cho bé ăn dặm Kongdak Kongdak, mẹ có thể thỏa sức chế biến các món ăn hấp dẫn, thơm phức cho bé.

Nước tương cho bé ăn dặm Kongdak Kongdak là sản phẩm giúp bé yêu ngon miệng hơn được nhiều mẹ tin dùng hiện nay. Được làm bằng một công thức bí mật, nước tương hữu cơ Kongdak Kongdak được sử dụng như một loại gia vị để trộn với cơm, với mì hoặc món ăn đã nấu chín, làm thơm ngon, kích thích vị giác của bé.

Với hương vị nhẹ nhàng nhưng thơm ngon hấp dẫn – nước tương cho bé Kongdak Kongdak là gia vị đầu tiên cho con của mẹ.

Nước tương cho bé ăn dặm Kongdak Kongdak

Nước tương cho bé ăn dặm Kongdak Kongdak

Nước tương Kongdak Kongdak là một trong những gia vị thiết yếu được sử dụng cho nấu ăn tại Hàn Quốc, hương vị mặn của nó đã làm cho nước tương trở thành một gia vị bổ sung đầy hấp dẫn đối với thức ăn của trẻ em..

Ngoài công thức bí mật thì nước tương Kongdak Kongdak còn đạt chứng nhận HACCP là bằng chứng về hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và an toàn của Thế giới.

Nước tương cho bé thích hợp để chấm kèm món ăn hoặc ăn với cơm

Nước tương cho bé thích hợp để chấm kèm món ăn hoặc ăn với cơm

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here