Các loại dị tật ở thai nhi mẹ cần biết

0
7156

Con cái là món quà vô giá mà cha mẹ có được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không mong muốn, từ nhiều nguyên nhân mà con có thể bị mắc những dị tật bẩm sinh ngay khi còn là bào thai. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển và cuộc sống của trẻ sau này.

Chính vì thế, khi mang thai, mẹ cần phải theo dõi thai nhi thường xuyên để có thể phát hiện sớm những dị tật và có phương pháp điều trị đúng cách giúp hạn chế tình trạng xấu nhất xảy đến với con nhé!

Có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi

  1. Nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi

Có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi, trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể đến là:

– Do di truyền: theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có tiền sử khuyết tật bẩm sinh thì nguy cơ lây truyền cho thai nhi là rất cao, trong đó có một số căn bệnh bẩm sinh vô cùng nguy hiểm như tim, máu trắng.

– Thụ thai sau tuổi 35: Phụ nữ sau 35 tuổi thường được khuyên không nên mang thai vì ở giai đoạn này khả năng sinh sản suy giảm, chất lượng trứng đã kém, dễ gây đột biến nhiễm sắc thể, tăng nguy cơ sinh con dị tật.

– Mẹ bầu mắc bệnh khi mang thai: các bệnh lý mà mẹ bầu mắc phải sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó việc thụ thai khi đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi.

– Những thói quen có hại khi mang thai: một số thói quen mà mẹ bầu thường mắc phải khi mang thai có thể gây ra hậu quả không lường cho sự phát triển của thai nhi như uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá cay, nhuộm tóc, sử dụng chất tẩy rửa nhiều, tiếp xúc nhiều với bức xạ, làm việc trong môi trường độc hại,…

Xem thêm về sản phẩm Kem rạn da dành cho bà bầu

  1. Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi

– Tật sứt môi và hở hàm ếch

Tật hở hàm ếch và sứt môi ở trẻ nhỏ

Dị tật này xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng, hoặc cả hai, và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kì. Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường.

– Hội chứng khoèo bàn chân

Trẻ có hội chứng này có phần lòng bàn chân quặc xuống và hướng vào trong, hoặc quặc lên trên và hướng ra ngoài. Nó có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên lòng bàn chân. Thông thường, các bé sẽ được can thiệp sớm từ giai đoạn sơ sinh bằng cách nắn bột, chỉnh hình theo một liệu trình nhất định để phục hồi chức năng.

– Hội chứng Down

Hội chứng Down

Đây là một chứng rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down xảy ra khi tế bào của bé có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì thông thường là 2. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ mang thai khi tuổi tác đã cao. Trẻ mắc bệnh Down thường có đặc điểm như: lưỡi như bị thò ra, mắt lệch về phía góc trong, mặt có các nếp gấp. Phần ót của đầu thẳng và 2 tai không bình thường. Bé khá yếu ớt, 2 bàn tay, bàn chân ngắn và bè. Lòng bàn tay, bàn chân có nếp gấp ngang. Thêm vào đó bé có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần.

– Bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do quá trình phát triển thai nhi gặp trục trặc dẫn đến 1 lỗ nhỏ xuất hiện trong vách tim, là vách ngăn giữa 2 tâm thất phải và trái, làm các tâm thất được thông với nhau thay vì phải ngăn cách ra. Bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 30 – 60% trẻ sơ sinh và gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của trẻ sau này.

–  Dị tật nứt đốt sống

 Đây là một dạng dị tật ống thần kinh xảy ra khi một số đốt xương trên phần xương sống không thể khép kín như bình thường và kết quả là để lộ tủy sống, màng và dịch não tủy. Có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật này, trong đó tình trạng thiếu hụt axit folic, tiền sử gia đình,…là nguyên nhân thường gặp dẫn đến dị tật nứt đốt sống.

Để có thể hạn chế tình trạng dị tật ở thai nhi, mẹ nên theo dõi thai nhi thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ. Đồng thời đảm bảo việc ăn uống, sinh hoạt bình thường, tránh tiếp xúc với các chất độc hại và hạn chế tình trạng mang thai khi đã có tuổi.

Cũng chính vì lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên nhiều mẹ bầu tuân thủ gắt gao các chế độ thai sản, thậm chí không dám sử dụng các sản phẩm chống rạn da, một vấn đề mà khi mang thai hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. ( Xem thêm về sản phẩm Sữa chống rạn da cho bà bầu )

Hiểu được điều đó, Happy Event giới thiệu đến các mẹ bầu sản phẩm chống rạn da Happy Event cho phụ nữ mang thai trước khi sinh.

Sản phẩm chống rạn da Happy Event cho phụ nữ mang thai trước khi sinh

Sữa chống rạn da Happy Event với 33% tinh dầu Ô-liu nguyên chất giúp dưỡng ẩm tự nhiên, tăng tính đàn hồi cho mô liên kết ngăn ngừa hữu hiệu sự hình thành vết rạn và duy trì trạng thái săn chắc vốn có của làn da.

Happy Event giữ gìn vẻ đẹp cho mẹ và an toàn cho bé với thành phần tự nhiên, không paraben, không chất tạo mùi, không chất tạo màu, nuôi dưỡng, chăm sóc da và mô luôn mềm mại, dẻo dai.

Công dụng: Ngăn ngừa vết rạn da, nhăn da. Dưỡng da mềm mại, mịn màng và đàn hồi tốt.

Cách dùng:

Thoa Sữa chống rạn da Happy Event vào mỗi buổi sáng và tối cho vùng bụng, ngực, hông, mông, đùi…

Nên dùng ngay khi có sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Thai phụ nên bắt đầu dùng từ tháng thứ ba và tiếp tục sử dụng sau khi sinh đến khi da quay trở lại trạng thái săn chắc ban đầu.

Hãy chọn Happy Event để luôn tươi trẻ, khỏe đẹp khi mang thai và hơn hết là không ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi các mẹ nhé.

Có thể mẹ quan tâm:

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here