Mẹ bầu đi tiêm phòng cần lưu ý những gì?

0
4117

Theo các chuyên gia, trước và trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần tiêm một số loại vắc–xin để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng biết rõ các lưu ý khi đi tiêm phòng. Bài viết sau đây xin đề cập một số lưu ý cần thiết trước khi các mẹ đi tiêm.

Khi đi tiêm phòng mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề

1/ Tiêm phòng trước khi mang thai

Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh.

Cùng với chế độ dinh dưỡng, và sử dụng các loại kem chống rạn nào nào tốt, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm phòng đầy đủ mũi vắc–xin được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai.

Các mũi tiêm này có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Vắc–xin mẹ cần tiêm phòng trước khi có em bé là: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B nhằm tránh rủi ro cho thai kỳ.

Nếu mẹ bầu bị sởi, bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Các loại bệnh này cũng là nguyên nhân bị rạn da cho mẹ bầu, nên cần đặc biệt lưu ý.

Bệnh rubella: 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus rubella thì 90% bé bị dị tật chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển. Hiện đã có vắc–xin kết hợp sởi – quai bị – rubella, mẹ bầu nên tiêm vắc–xin này trước khi mang thai 3 tháng.

Bệnh thủy đậu: nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng chưa từng tiêm vắc–xin thủy đậu thì nên tiêm vắc–xin này trước khi có thai ít nhất một tháng.

Bệnh cúm: là bệnh khá phổ biến nhưng ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên với tình trạng sức khỏe khá nhạy cảm của các bà bầu, bệnh cảm cúm có thể diễn biến theo chiều hướng nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ  hoặc gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi mang thai.

Viêm gan B: là bệnh mãn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Mẹ bị nhiễm thì nguy cơ lây cho bé trong quá trình sinh nở cao. Do đó, trước khi mang thai, mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung. Nếu mẹ đã bị nhiễm virus thì cần có hướng giải quyết để dự phòng nguy cơ truyền virus sang cho con.

Trước khi mang bầu, mẹ cần tiêm phòng một số loại bệnh gây nguy hiểm

2/ Tiêm phòng trong thời kỳ mang thai

Thời kỳ mang thai, bà bầu được khuyến cáo tiêm ngừa vắc–xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc–xin khác như cúm, viêm gan B.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm quan trọng. Nếu mẹ không tiêm vắc–xin dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%.

Vắc–xin uốn ván giúp phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh.

Nếu mang thai lần đầu và chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vắc–xin ngừa bệnh này. Mũi đầu tiên nên được thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu một tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Để đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, bà bầu nên tìm hiểu trung tâm tiêm chủng có nguồn vắc-xin dồi dào, ổn định, cho phép đặt giữ vắc–xin.

Hiện nay, một số trung tâm tiêm chủng có áp dụng gói vắc–xin dành cho bà bầu và nhắc lịch tiêm miễn phí rất tiện lợi, giúp các mẹ tránh được việc quên lịch/ bỏ sót các mũi tiêm cần thiết khi mang thai.

Tiêm ngừa uốn ván là vô cùng cần thiết trong giai đoạn mang thai

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần lưu ý các thực phẩm dinh dưỡng và cũng như các thực phẩm giàu vitamin A, C… để ngăn ngừa rạn da khi mang thai.

Hy vọng các thông tin lưu ý về tiêm phòng sẽ hữu ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here