Mẹ nên làm gì khi bé khóc không lý do?

0
2131

Là bậc làm cha mẹ, ai cũng xót ruột thương con vô cùng khi thấy con mình khóc – đó là cách mà bé thể hiện cảm xúc của mình cho cha mẹ biết. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng hiểu ngôn ngữ “khóc” của bé là bé đang đói, bé đau hay bé muốn đi chơi…. Để có giải pháp xử lý kịp thời khi bé khóc, các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bé khóc:

Mẹ nên làm gì khi bé khóc không có lý do?

  1. Bé đói

Chắc hẳn đây sẽ là lý do đầu tiên mà các ông bố bà mẹ nghĩ đến khi thấy con quấy khóc.

Nhận biết được những dấu hiệu của cơn đói, bố mẹ có thể cho bé ăn trước khi cơn đói làm bé trở nên cáu kỉnh và khóc toáng lên.

Mẹ nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn:

– Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.

– Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.

– Mẹ chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.

Bé khóc vì đói bụng

  1. Bé buồn ngủ

Chẳng phải bé con của chúng ta thật may mắn sao? Khi mệt, bé có thể đi ngủ – bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu bé muốn.

Nhưng sự thật thì với bé, mọi việc không hoàn toàn dễ dàng như người lớn vẫn nghĩ.

Thay vì gà gật ngủ, bé sẽ trở nên cáu kỉnh, rồi khóc toáng lên, nhất là khi bé đã quá mệt.

Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Mẹ hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và ngừng khóc.

  1. Bé muốn được bế

Bé khóc vì muốn được bế

Trẻ thơ cần âu yếm. Trẻ thích được nhìn ngắm khuôn mặt bố mẹ, nghe giọng nói của bố mẹ, lắng nghe nhịp đập trái tim và thậm chí có thể phát hiện được cả mùi đặc trưng của bố mẹ nữa.

Và khi trẻ khóc, chúng ta cũng có thể hiểu rằng trẻ muốn được bố mẹ bế bồng.

Có thể các bậc bố mẹ sợ con sẽ hư nếu ôm ấp con quá nhiều. Nhưng thực tế là trong một vài tháng đầu sau sinh, điều này là không thể.

Lúc này, mẹ hãy ôm ấp và lắc lư bé, hoặc mẹ có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con.

  1. Trẻ cần đi bệnh viện do bị bệnh

Hãy nhận biết những thay đổi trong cơ thể bé yêu của mẹ. Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.

Bé khóc khác lạ cần được đi viện kiểm tra

Nếu mẹ cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và gọi ngay cho bác sĩ của bé.

  1. Bé thấy quá lạnh hoặc quá nóng

Khi bé cảm thấy bị lạnh, ví dụ như khi mẹ cởi quần áo để thay tã mới hoặc lau mông cho bé bằng khăn ướt, bé có thể sẽ kháng cự bằng cách khóc toáng lên.

Trẻ sơ sinh vẫn thích được quấn lại và giữ cơ thể luôn ấm áp – nhưng không phải quá ấm. Nếu chúng ta cần một lớp áo, thì trẻ sơ sinh sẽ phải cần hai lớp áo để cảm thấy thoải mái nhất.

Trẻ thường ít quấy khóc do quá ấm hơn là quá lạnh. Chính vì vậy mà nếu có hơi ấm quá, trẻ cũng sẽ không khóc nhiều như khi bị lạnh.

  1. Bé cần phải ợ hơi

Nếu em bé của mẹ khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, mẹ hãy lưu ý tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon. Vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú là một điều vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều cách giúp bé thoát khỏi chứng khó chịu này. Mẹ có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng hoặc mẹ có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi. Hoặc cách khác, mẹ cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ.

Sau khi bé được “thỏa mãn”, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn và dừng hẳn tiếng khóc.

  1. Bé cần phải thay tã

Bé yêu của mẹ có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền.

Hãy kiểm tra tã khi bé khóc

Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Mẹ hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.

Bé của bạn có thể khóc âm ỉ hoặc khóc đột ngột, khóc to không có tiếng mắt… mỗi cách khóc của bé là một lời nhắn nhủ riêng mà bé muốn nói với bố mẹ về cảm xúc của mình. Do đó, bố mẹ hãy quan sát và tìm hiểu rõ nguyên nhân bé khóc để có thể chăm sóc bé đúng cách nhé!

Dầu Tanamera Kidz với các thành phần thiên nhiên như gừng, tỏi, hành, quế, nghệ, tiêu, bạc hà… có tác dụng làm ấm, giữ ấm và chống đầy hơi cho bé. Ngoài ra dầu còn có thể sử dụng làm dầu để massage cho bé, giúp bé thư giãn, thoải mái và tăng cường sức khỏe, không quấy khóc và luôn chơi vui cả ngày dài.

Dầu giữ ấm, chống đầy hơi Tanamera

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here