Những bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông và cách phòng bệnh

0
2133

Vào những ngày đông lạnh là thời điểm phát triển của nhiều loại vi trùng, đây là nguyên nhân khiến cho chúng ta thường hay mắc bệnh vào mùa đông đặc biệt là trẻ nhỏ vì sức đề kháng vẫn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng chăm sóc cho trẻ và có các biện phòng tránh bệnh kịp thời.

1. Viêm phế quản, viêm phổi

 Là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang. Thường viêm rải rác cả hai phổi nên bệnh rất nặng và gây suy hô hấp.

Bệnh thường gặp vào mùa đông và hay xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp.

trẻ bị bệnh

Trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi thường có những biểu hiện sau:

– Thường sốt cao 38-39 độ (người già và trẻ suy dinh dưỡng có khi không sốt).

 – Bệnh nhi thường mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, bú ít hoặc bỏ bú.

 – Lúc đầu ho khan sau ra nhiều đờm rãi.

 – Khó thở ậm ạch, thở nhanh, lồng ngực co rút, môi và đầu chi tím tái, khi bệnh nặng thì có thể rối loạn nhịp thở.

 – Khi đưa trẻ đi chụp X quang sẽ thấy xuất hiện nốt mờ ở hai phổi.

 – Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

 Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần. Thường bệnh viêm phế quản – phổi là bệnh rất nặng, điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Khi bị viêm phế quản – phổi ở trẻ em hay người già cần được theo dõi ở các cơ sở y tế.

 Nếu nặng cần đưa đi bệnh viện và điều trị bằng các biện pháp sau:

 – Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh như penicillin, erythromycin, methixilin, các cefalosporin thế hệ II, III, nhóm quinolon… Kết hợp hai hay ba loại kháng sinh khi cần thiết.

 – Khó thở, suy hô hấp thì cho thở ôxy.

 – Điều trị các rối loạn điện giải tim mạch, nôn trớ, nếu có.

 – Chăm sóc toàn diện: ủ ấm, ăn sữa, uống nước đủ hằng ngày. Giảm ho bằng uống thuốc dân gian như hoa hồng bạch hấp với đường phèn hay nước sắc lá cây rẻ quạt còn gọi là cây xạ căn. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol.

 Phòng bệnh

 – Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.

 – Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.

 – Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.

2. Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan.

tim-hieu-tu-the-nam-ngu-an-toan-va-nguy-hiem-nhat-doi-voi-tre-so-sinh1

Bị cảm cúm trẻ  thường có những biểu hiện sau:

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh

Phòng bệnh

 Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.

– Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ. Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải.

– Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ.

– Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

3. Quai bị

Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.

Khi trẻ mắc quai bị thường có triệu chứng sau:

Sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt.

Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Phòng bệnh

Chế độ dinh dưỡng: thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.

– Cho trẻ uống nhiều nước

– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra, tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

4. Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy vi vút là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong màu đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng.
Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kiph thời.

Phòng bệnh
– Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. – Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần. – Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.

5. Viêm mũi

Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh.

Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

tre bi viem mui

Khi bị viêm mũi trẻ thường có các biểu hiện sau:
Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Phòng bệnh

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng.

– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.

– Nếu trẻ sốt cao trên 38C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ.

Nếu trong trường hợp bệnh của trẻ kéo dài bất thường thì cha mẹ cần tìm đến bác sĩ ngay để trẻ được điều trị tốt hơn.

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here