Những điều quan trọng cần biết về bệnh trĩ vào mùa nóng

0
6170

Thời tiết đang ngày càng thay đôi, vấn đề tiêu hóa của mỗi người cùng thay đổi theo. Chắc hẵn, đa số mọi người đều biết về bệnh trĩ. Những bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại không muốn chia sẻ mới ai nên khó lường trước được tác hại của nó sau này. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ những điều quan trọng cần biết về bệnh trĩ vào mùa nóng này!

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sưng huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

2. Dấu hiệu, phân loại và cấp độ bệnh trĩ

  • Dấu hiệu của bệnh

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Với bệnh trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.

  • Phân loại

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Thực ra, trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về vị trí phát sinh búi trĩ. Với việc phân biệt hai loại trĩ này sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới(trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại.

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

  • Cấp độ bệnh

4 Cấp độ bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 & 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.

Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ có thể tự chữa trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh trĩ sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

3. Nguyên nhân dẫn đến bênh trĩ

4 nguyên nhân cơ bản của bệnh trĩ

  • Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp

-Căng thẳng trong quá trình đi tiêu.

-Táo bón.

-Ngồi trong thời gian lâu.

-Thai sản ở phụ nữ (thời kỳ mang thai và sau khi sinh con)

-Nhiễm trùng đường hậu môn.

-Một số bệnh về gan như xơ gan.

  • Những nguyên nhân bệnh trĩ nghiêm trọng

Bất kỳ nguyên nhân nào gây ra tăng huyết áp như xơ gan có thể làm trầm trọng thêm áp lực tĩnh mạch trĩ. Một quan niệm sai lầm là giãn tĩnh mạch trực tràng là nguyên nhân của bệnh trĩ. Ở những bệnh nhân có bệnh gan, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra do việc cung cấp máu kép vùng trực tràng. Khi xem nội soi, giãn tĩnh mạch trực tràng xảy ra ở khu trực tràng và trĩ nằm trong hậu môn. Trong trường hợp này, việc điều trị bệnh gan là mục tiêu cần phải giải quyết trước mắt (nguyên nhân ban đầu gây ra bệnh trĩ).

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ đáng lưu ý nữa là các khối u vùng tiểu thường gặp ở phụ nữ (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt…), táo bón lâu ngày mà không được điều trị, bệnh xơ gan, các bệnh lý làm gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa/chủ, gây ra tình trạng ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.

  • Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ

– Chế độ ăn uống không phù hợp : theo  kết quả điều tra cho thấy hầu hết những người mắc bệnh trĩ là nam giới, do có thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe. Ngoài ra còn sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như: tiêu, ớt, cà ri,… cũng là nguyên nhân bệnh trĩ.

– Ít vận động : với những đối tượng do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu, đứng lâu như tài xế, công nhân, nhân viên văn phòng… sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với những đối tượng khác.

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về hậu môn hoặc xung quanh vùng hậu môn như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn…

4. Cách chữa trị bệnh trĩ

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ:

  • Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn

Với cách này, bệnh sẽ tránh được táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.

  • Điều trị nội khoa

Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị được trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây Y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại… Đối với Tây y, điều đầu tiên phải kể đến là có khá nhiều loại thuốc trong đơn, và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex… Đây là thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt… Thuốc có hiệu quả chấm dứt sự khó chịu, nhức nhối của bệnh nhân, song chưa chữa được nguyên nhân của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng phụ, gộp càng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng nhân lên.

Chữa bệnh trĩ bằng đông y

Do vậy, đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn, cân đong để tạo nên một bài thuốc, thường gọi là thuốc cổ phương. Hiện nay, với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để khuyên bệnh nhân sử dụng.

Trong đó có thuốc tiêu trĩ Safinar điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là thuốc nên có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

  • Điều trị bằng thủ thuật

Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.

  • Điều trị ngoại khoa

Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên.

Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.

Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.

5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Các bí quyết sau sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

Phòng ngừa bệnh trĩ an toàn

  • Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày

Nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ

Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.

Các thói quen như ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức… đều là thói quen không tốt, nên thay đổi.

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà…

+ Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho người bệnh trĩ).

Vận động thể lực

Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

  • Vận động khi bầu bí

Phụ nữ sau khi sinh nở có thể làm cho áp lực của bụng tăng cao, đặc biệt là khi đau đẻ giai đoạn cuối, tĩnh mạch bụng dưới chịu chèn ép rất lớn của tử cung, trực tiếp ảnh hưởng đến lưu thông máu. Hơn nữa, thời kỳ mang thai hoạt động khá ít, sẽ làm cho chức năng dạ dày đường ruột yếu đi, gây táo bón… từ đó cũng dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, trong thời gian bầu bí, các bà bầu nên tăng cường hoạt động thể chất thích hợp, tránh ngồi hay đứng quá lâu, đồng thời chú ý giữ cho đại tiện được thông suốt. Mỗi ngày sau khi đại tiện xong dùng nước ấm vệ sinh để tăng tuần hoàn máu.

  • Giữ vệ sinh vùng hậu môn

Hậu môn, trực tràng…là nơi có nhiều vi khuẩn, dễ gây ra viêm nhiễm tuyến mỡ da, tuyến mồ hôi xung quanh hậu môn, từ đó sinh ra mụn nhọt, phù thũng. Âm đạo của nữ giới gần với hậu môn, chất bài tiết ở âm đạo khá nhiều, có thể kích thích da hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này và thay quần lót thường xuyên, như thế sẽ có tác dụng phòng chống bệnh trĩ.

  • Thuốc phòng bệnh

Đối với các bệnh nhân cơ địa nóng trong, dễ táo bòn hoặc bệnh nhân hẹp hậu môn (thường là do sau mổ), nhiều trường hợp cần uống thuốc để phòng bệnh. Điều này còn cần thiết đối với các trường hợp người bệnh thường xuyên phải uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích,.. Đến bác sĩ để được tư vấn thuốc phòng bệnh rõ hơn.

Trên đây là những điều càn biết về bệnh trĩ. Trong mùa nóng này các bạn hãy chú ý để trách mắc phải căn bệnh này nhé! chúc các bạn khỏe mạnh!

Nguồn: tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here