Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước

0
19373
Trainer working with woman on exercise mat in medical office

Dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao,…Đây là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối và đa số được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có những chế độ tập luyện để phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước để có thể đi lại bình thường.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

Quy trình tập luyện cơ bản sau phẫu thuật
Giai đoạn I: từ tuần 0- tuần thứ 2 sau mổ
– Mang nẹp bất động gối, tư thế duỗi cả khi nằm ngủ
– Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên)
– Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần).
– Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ.
– Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp
– Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân.
– Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa.
– Băng chun, chường đá vùng gối trong những ngày đầu sau nnổ.
– Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.
Mục đích của giai đoạn này là tập luyện để có thể quen với dáng đi bình thường.
Giai đoạn II: từ tuần thứ 3-4
– Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4
– Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản.
– Đi xe đạp tại chỗ.
– Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân)
Mục đích của giai đoạn này là giúp biên độ gối đạt 120 độ, có thể đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.
Giai đoạn III: từ 5-6 tuần
– Bỏ nẹp gối
– Tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối.
– Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại.
– Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc.
– Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng
– Tập bơi

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Giai đọan IV: tuần thứ 7-10
– Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ
– Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi
Giai đoạn V: từ tuần thứ 11-20
– Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên
– Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.
Giai đoạn VI: từ tháng thứ 5-6
– Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ
Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi:
– Biên độ gối phải đạt được > 130 độ
– Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường
– Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường
– Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó
– Duy trì được 2-3 lần chơi trong một tuần

Xem thêm về chủ đề phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật
Tuy hiện nay kỹ thuật đã tiên tiến hơn rất nhiều nhưng một số trường hợp vẫn không tránh khỏi việc xảy ra một số biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh cần được quan tâm và theo dõi để có thể phát hiện và điều trị sớm khi gặp phải các biến chứng sau.
-Đau: Đau thường chỉ trong một vài ngày. Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và giảm đau dần. Cải tiến các kỹ thuật mổ (sử dụng nội soi, không bất động sau mổ, cho đi sớm với nạng,…) sẽ có hiệu quả giảm đau nhiều với các thủ thuật ít sang chấn. Hơn nữa, những lời giải thích động viên của bác sĩ và phẫu thuật viên cũng làm cho người bệnh tin tưởng  và tăng khả năng chịu đau lên rất nhiều. Nếu khi  quá đau cần phải khám lại có hệ thống để tìm các biến chứng (là nguyên nhân của đau).
-Máu tụ trong gối: Mọi can thiệp đều có thể gây chảy máu, đặc biệt  thuận lợi ở người bệnh dùng thuốc chống đông. Máu tụ thường biểu hiện bằng vết bầm tím (ecchymoses), sau đó chuyển sang xanh lá cây ,vàng,… mất đi sau một vài tuần. Đôi khi lượng máu tích tụ lại trong khớp tăng lên tạo thành máu tụ (hémarthrose) làm cho khớp gối sưng to, đau. Cần phải mổ lại để rửa sạch và lấy hết máu tụ.
-Nhiễm trùng:  Nhiễm trùng là nguy cơ chung của phẫu thuật. Nhưng với phẫu thuật  khớp gối lại hiếm gặp, tuy nhiên nếu có thì  rất nặng. Theo dõi trong những tuần đầu sau phẫu thuật, xuất hiện dấu hiệu: đau, sốt, gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ…. Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để biết rõ là loại vi khuẩn gì, và điều trị kháng sinh cho phù hợp. Mở lại gối để rửa sạch là rất cần thiết. Với cách này thông thường có thể chữa khỏi  nhiễm trùng khớp gối.
-Tắc mạch: Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch, nó có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.
-Loạn dưỡng thần kinh Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa biết. Người ta  quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng. Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau.
-Cứng gối: Đây là nguy cơ của tất cả các can thiệp vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân, nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng “hòn bi” (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của  phẫu thuật tạo hình dây chằng.
-Biến chứng trên da: Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ.(névrome).

Xem thêm các chủ đề:

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here