QUY TẮC VÀNG KHI PHỎNG VẤN VISA MỸ

0
2309
QUY TẮC VÀNG KHI PHỎNG VẤN VISA MỸ

Xin visa du lịch Mỹ luôn là nỗi lo ngại. Ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết, bạn cũng cần phải nắm rõ những quy tắc vàng dưới đây để chuẩn bị tốt cho buổiphỏng vấn Visa đi Mỹ của mình nhé!

1. Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn
Việc nắm rõ thời gian và địa điểm giúp bạn chủ động trong việc đi lại và bình tĩnh hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn; không bị hấp tấp, vội vàng. Không riêng đối với phỏng vấn Visa mà đối với bất kì cuộc phỏng vấn nào thì hành động đi trễ cũng là điều tối kị. Việc bạn đi trễ không những khiến tâm lý bạn không được chuẩn bị tốt mà còn gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với người phỏng vấn.

Ngoài việc đến sớm hơn giờ phỏng vấn ít nhất 10 phút thì trang phục cũng là yếu tố quan trọng để người phỏng vấn đánh giá bạn. Mặc dù không ai quy định rõ ràng về điều này nhưng nếu bạn ăn mặc gọn gàng, lịch sự đến buổi phỏng vấn, tác phong nhanh nhẹn bạn vẫn sẽ có cơ hội được đánh giá cao hơn khi phỏng vấn.

 Bạn nên đến trước 10 phút, ăn mặc gọn gàng, lịch sự
2. Chuẩn bị trước một số câu hỏi
Thông thường sẽ có những câu hỏi quen thuộc mỗi khi phỏng vấn xin visa  như thông tin về bản thân, sở thích, gia đình và khả năng tài chính. Các câu hỏi liên quan đến tài chính và việc bạn muốn lưu lại ở nước ngoài là bao lâu cũng như ý đị quay về Viêt Nam thường được “đào” sâu hơn. Bạn hãy chuẩn bị trước những câu hỏi này để trả lời một cách rành mạch và tự tin. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
  • Đi Mỹ làm gì? (Gợi ý: du lịch Mỹ thăm thân nhân, hội nghị, hội thảo, …)
  • Đi với ai?
  • Đi bao lâu?
  • Đã đi du lịch nước ngoài bao giờ chưa?
  • Ai trả chi phí và thanh toán cho chuyến đi? (Gợi ý: tự trả, công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác, …)
  • Nghề nghiệp, công việc hiện tại?
  • Thu nhập bao nhiêu một tháng, một năm?
  • Sẽ đi tham quan những chỗ nàoCó người thân ở Mỹ không? Quan hệ thế nào? (Gợi ý: Cần phải nhớ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, …)
  • Sẽ liên hệ với ai tại Mỹ?
  • Qua đó sẽ ở đâu? (Gợi ý: nhà người thân hoặc theo sự sắp sếp của công ty du lịch, …)
  • Đã từng có ai bảo lãnh sang Mỹ định cư chưa?
  • Những câu hỏi liên quan đến thân nhân như: vợ, con, gia đình, ngày/tháng/năm sinh?
3. Giữ tâm lý vững vàng, tự tin
Hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế thật tốt trước khi bước đến quầy phỏng vấn: phong thái tự tin, mắt nhìn thẳng và mỉm cười với người phỏng vấn. Bạn hãy nghĩ rằng, nếu được cấp visa, bạn sẽ có cơ hội đi du lịch nước Mỹ, nhưng nếu không được cũng không sao cả, bạn sẽ đi những nước khác hoặc phỏng vấn lại lần nữa nếu vẫn còn muốn đến Mỹ. Việc giữ vững tâm lý bình tĩnh khi bước vào  buổi phỏng vấn giúp bạn dễ dàng giữ được vẻ thân thiện, gần gũi và không lúng túng trước những câu hỏi của người phỏng vấn.
Bạn cũng có thể xem cuộc phỏng vấn như một cuộc trao đổi, chia sẻ hay trò chuyện đơn giản với một người bạn mới quen. Đó là một trong số những cách củng cố thêm tự tin cho bạn, giúp bạn thoải mái hơn, thể hiện tốt hơn khi tham gia phỏng vấn để gây được ấn tượng tốt ngay từ câu chào hỏi ban đầu. Hãy nhớ, nếu bạn không hoàn toàn tự tin có thể phỏng vấn bằng tiếng Anh, hãy chọn cách trả lời bằng tiếng Việt, sẽ có người đứng bên cạnh phiên dịch giúp bạn.

Bạn có thể trò chuyện với những người xung quanh trong lúc chờ đợi, nhưng không nên bị ảnh hưởng tâm lý rồi sinh ra lo lắng bởi những điều họ nói, ví dụ như “còn trẻ hay độc thân thì không xin visa được đâu, giấy tờ đơn giản vậy họ không cấp visa đâu, phải có giấy tờ này giấy tờ kia mới được…” vì ngay cả bản thân họ cũng không thể chắc chắn sẽ được cấp visa hay không. Do đó, tốt hơn hết, bạn cứ tự tin vào sự chuẩn bị của bản thân mình.

 Bạn có thể nói chuyện với những người khác khi chờ nhưng đừng bị ảnh hưởng bởi những gì họ nói
Xem thêm về: bảo lãnh sang Mỹ
4. Trả lời trung thực, chính xác
Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn tuyệt đối không nói dối dù một chi tiết nhỏ vì những người phỏng vấn bạn đều là những người được đào tạo bài bản về tâm lý học nên họ dễ dàng nhìn nhận được bạn có đang nói dối hay che lấp điều gì đó hay không. Và nếu bạn trượt visa vì lý do gian dối thì hầu như bạn không còn cơ hội được cấp visa cho những lần phỏng vấn sau.

Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định lưu lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc, là những yếu tố được quan tâm khi duyệt xét visa.

 Nếu bạn trượt visa vì lý do gian dối thì hầu như bạn không còn cơ hội được cấp visa cho những lần phỏng vấn sau
Lưu ý: Nên tối kỵ việc trả lời lan man dẫn đến lạc đề hoặc không nghe kỹ câu hỏi nên trả lời sai ý người hỏi. Thông thường bạn chỉ có 1-5 phút cho một cuộc phỏng vấn, vì vậy, bạn cần phải lắng nghe cho xong câu hỏi và trả lời tập trung vào vấn đề được hỏi sao cho ngắn gọn, chính xác và thuyết phục. Hơn nữa, hằng ngày, các nhân viên ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán phải phỏng vấn rất nhiều người, nên họ không muốn nghe những câu trả lời dài dòng, sa đà kể lể riêng tư.
Trên đây là 4 “quy tắc vàng” giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn xin visa đi Mỹ. Chúc bạn có phỏng vấn visa thành công!
Xem thêm về các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here