Tôi không bị tăng cân nhưng rạn da vẫn xuất hiện?

0
7181

Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại thiếu thẩm mỹ, từ đó tác động đến tâm lý khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp mới có thể cải thiện làm mờ vết rạn tối ưu. Nhiều người không tăng cân những vẫn bị rạn da, vậy nguyên nhân tại sao và cách phòng tránh như thế nào?

1. Nguyên nhân gây rạn da

7

Nguyên nhân gây rạn da

Rạn da thường thì hay gặp ở nữ giới và không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên những phụ nữ khi mang thai, những người béo phì và cả những thanh niên lớn quá nhanh ở độ tuổi dậy thì sẽ gặp hiện tượng rạn da ở những vùng đùi, bắp tay, bụng, bắp chân, mông,…hơn những người khác.

Các hocmon trong cơ thể của chúng ta khi thay đổi qua nhanh, không thích hợp với sự phát triển của các tế bào da thường dẫn đến hiện tượng rạn da.Trong thời kì dậy thì, mang thai hoặc thay đổi đột ngột về trọng lượng( như tăng cân hoặc giảm nhân đột ngột) sẽ làm mất đi sự đàn hồi của da , da mất đi sức căng và bắt đầu xuất hiện các vết nứt và hiện tượng rạn da bắt đầu xuất hiện.

Rạn da hình thành là do sự đứt gãy các bó sợi collagen và elastin khi da bị căng giãn quá mức, dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn trên những vùng da như bụng, đùi, mông, ngực hay bắp tay, bắp chân… Biểu hiện lúc đầu là những vệt hồng, đỏ hoặc đỏ tím, sau đó chuyển sang màu trắng sáng hoặc bạc và hình thành các đường rạch lõm. Vì vậy, rạn da không tự hết theo thời gian mà chỉ chuyển đổi màu sắc.

Ngoài ra,  hiện tượng rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Người mẹ mắc chứng rạn da cũng dễ di truyền cho con gái chứng rạn da.

Xem thêm: cách chăm sóc da cho bà bầu

2. Mẹ nên sử dụng các biện pháp trị và chống rạn để ngăn ngừa những vết rạn mới xuất hiện

  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng

8

Chế độ dinh dưỡng đa dạng 

Một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Thêm vào đó, các thực phẩm giàu omega 3, rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, cá… cũng phải được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp da tăng sức đàn hồi cho mẹ bầu.

  • Chăm chỉ uống nước

9

Chăm chỉ uống nước

Uống đủ nước là các làm đẹp da cho bà bầu đơn giản nhất. Uống nước nhiều giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong giúp hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Bên cạnh kem dưỡng da thiên nhiên, nước chính là “kem giữ ẩm” tốt nhất cho da.

  • Uống đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ

10

Uống Vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ

Đây vừa là cách đảm bảo dinh dưỡng vừa là cách làm đẹp da cho bà bầu và bé. Các vitamin mẹ cần uống đầy đủ như: Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C,…

  • Kiểm soát cân nặng

11

kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình để ngăn ngừa rạn da. Quan niệm “ăn cho hai người” không đúng khoa học nên hãy đảm bảo ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ. Tăng cân đột ngột cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị rạn da.

  • Tập thể dục

12

Mẹ bầu tập Yoga

Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu tập yoga hay tập thể dục nhẹ nhàng. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.

  • Dùng kem chống rạn da khi mang thai

Hiện trên thị trường có các loại kem chống rạn da chiết xuất tự nhiên, lành tính giúp ngăn ngừa rạn da, nhăn da, dưỡng da mềm mại, đàn hồi cực kì hiệu quả cả trong và sau khi sinh. Nên sử dụng kem chống rạn da ngay khi có sự thay đổi thường là từ tháng thứ 3 và sử dụng đến sau khi sinh để chăm sóc da cho bà bầu tốt nhất.

13

Sử dụng kem chống rạn da

Vậy kem chống rạn da nào tốt? Mẹ nên đến các nhà thuốc hoặc tiệm mỹ phẩm uy tín hỏi và chọn mua kem chống rạn da an toàn cho cả mẹ và bé.

Với những thông tin trên hy vọng sẽ giải thích cho mẹ bầu được tại sao mẹ bầu không bị tăng cân mà vẫn bị rạn da và giới thiệu  những bí quyết chăm sóc da cho bà bầu bị rạn da.

Tham khảo thêm:

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here