UNG THƯ CỔ TỬ CUNG DỄ BỊ BỎ SÓT NẾU CHỈ KHÁM PHỤ KHOA

0
11880

Khám phụ khoa thông thường hoặc làm xét nghiệm tế bào chỉ phát hiện được khoảng 70% số ca có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cho biết, thực tế thăm khám ghi nhận không ít trường hợp trước đó đi khám phụ khoa ở nơi khác với kết quả bình thường nhưng vài tháng sau thì phát hiện tiền ung thư cổ tử cung.

“Một số ít trường hợp khác thậm xuất huyết âm đạo vì đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân của việc không thể phát hiện là do ở giai đoạn này bề mặt tử cung chưa có biểu hiện bất thường nên thăm khám phụ khoa không nhận ra”, một bác sĩ phụ khoa nói.

ung-thu-co-tu-cung-de-bi-bo-sot-neu-chi-kham-phu-khoa

Khám phụ khoa khó chẩn đoán chính xác ung thư cổ tử cung. Ảnh: gettyimages.com

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác sản phụ khoa cho biết, 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung do virus HPV tuy nhiên các phương pháp tầm soát thông thường vẫn bỏ sót không ít trường hợp đã nhiễm virus.

“Hơn 70 năm qua, PAP, tức xét nghiệm tìm bất thường tế bào là phương pháp thường quy giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, đọc kết quả không chuẩn được cho là nguyên nhân khiến 30% bệnh nhân có mang virus gây bệnh nhưng lại không được phát hiện ra”, bà Tuyết nói.

Để cải thiện thực trạng trên, cuối tháng 7, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm FDA của Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam đã chính phê duyệt phương pháp xét nghiệm HPV là xét nghiệm chính ban đầu (xét nghiệm đầu tay) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sự kết hợp của PAP và xét nghiệm HPV DNA giúp tăng độ nhạy trong những tổn thương tiền ung thư lên đến hơn 90%.

“Phương pháp mới tìm được virus HPV chỉ sau khoảng 2 tuần lấy mẫu xét nghiệm. Nếu phát hiện dương tính, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ và nếu cần, sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu. Việc làm này hạn chế trường hợp mắc bệnh mà không biết”, bác sĩ Tuyết nói.

Ở phương pháp mới, tất cả những phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều được khuyên nên làm xét nghiệm. Người đã tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng nên xét nghiệm bởi vaccine không phòng hết được các loại virus HPV trong nhóm nguy cơ cao. Người xét nghiệm cho kết quả âm tính không cần xét nghiệm lại trong vòng 3 năm, thay vì phương pháp PAP phải làm mỗi năm một lần.

Tối ưu nhất trong tầm soát, thế nhưng nhược điểm của xét nghiệm HPV là không mang tính phổ biến do máy móc trang thiết bị đắt tiền. Hiện cả nước chỉ có khoảng 20 cơ sở y tế có phòng xét nghiệm loại virus này. Riêng TP HCM, Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ là những nơi đầu tiên áp dụng xét nghiệm HPV.

Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 5.300 ca mắc và 2.500 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm qua các giai đoạn. Khoảng 10 năm sau khi nhiễm virus HPV, tế bào cổ tử cung bắt đầu biến đổi, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư. Nếu phát hiện ở giai đoạn mới bắt đầu nhiễm HPV hoặc chớm bị ung thư, việc không chế sẽ rất dễ dàng.

Nguồn: Ngoisao.net

Tìm hiểu thêm các thông tin về:

vắc xin HPV

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here