Tại sao tất cả mọi người lại bỏ lỡ tính năng tuyệt vời nhất của tiền mã hóa?

0
1869

Tiền mã hóa có một tính năng đáng kinh ngạc mà dường như hầu như tất cả mọi người đã bỏ lỡ, bao gồm cả chính Satoshi.

Nhưng nó ở đó, ẩn đi, thu thập sức mạnh rồi thổi bay tất cả mọi thứ một lần như một cơn bão. Đó là một tính năng tàng hình chưa được kích hoạt.

Nhưng khi nó nổi sóng trên toàn thế giới, nó sẽ có thể tái tạo lại mọi khía cạnh của xã hội. Để hiểu tại sao, bạn chỉ cần hiểu một chút về lịch sử tiền tệ.

1/ Đồng tiền lên ngôi

“Có tiền có quyền”    

Các vị vua của thế giới cổ đại hiểu rất rõ điều này. Đó là lý do tại sao họ đã có thể giữ cho mình ngôi vị độc tôn và quyết định khi nào nên đúc tiền.

Họ biến kim loại sáng bóng thành tiền xu, trả lương cho binh lính và rồi họ sẽ mua đồ ở các cửa hàng địa phương. Sau đó nhà vua sai binh lính đi thu thuế kèm với một thông điệp đơn giản:

“Trả thuế từ số tiền đã thu được, không thì ngươi sẽ chết.”

Đó gần như là cách nhà vua xoay vòng tiền của mình trong quá khứ. Ép buộc và kiểm soát đi kèm với với bạo lực, hay còn gọi là “violence hack”.

Khi quyền lực được truyền từ các quốc vương đến từng lãnh chúa, quyền lực sẽ được phân phối từ một người mạnh mẽ chia cho một nhóm những người mạnh mẽ nhỏ hơn. Bất cứ ai đã cố gắng tạo ra loại tiền tệ của riêng họ sẽ bị lật đổ.

Lý do rất đơn giản:

Kẻ thù tập trung dễ tiêu diệt chỉ với một đòn tấn công. Cắt đứt đầu con rắn và đó là kết thúc cho bất kỳ ai dám thách thức sức mạnh của nhà nước và tự cho mình quyền tạo ra tiền tệ.

Đó là những gì đã xảy ra với e-gold trong năm 2008, một trong những nỗ lực đầu tiên để tạo ra một loại tiền tệ thay thế. Ra mắt vào năm 1996, đến năm 2004 nó đã có hơn một triệu tài khoản và vươn đến đỉnh cao trong năm 2008, nó đã xử lý trên các giao dịch có tổng giá trị lên đến hơn $2 tỷ.

Chính phủ Mỹ đã tấn công 4 nhà lãnh đạo của hệ thống, đưa ra những cáo buộc rửa tiền và vận hành đường dây “chuyển tiền bất hợp pháp” trong vụ “United States of America v. E-GOLD, LTD, et al”, khiến công ty phá sản. Mặc dù chính phủ đã không dẹp bỏ e-gold hoàn toàn, nhưng nó cũng thật sự chấm dứt. Từ khóa mà chính phủ dùng để tấn công e-gold chính là: “Không có giấy phép”.

  • Người cấp giấy phép là người giữ quyền lực độc quyền

E-gold không cần phải nộp đơn xin giấy phép để chuyển tiền liên tiểu bang.

Bởi vì họ sẽ không bao giờ có được giấy phép đó.

Và tất nhiên điều đó đã khiến họ không thể tiếp tục kinh doanh. Đó là quy tắc và quy tắc này lúc nào cũng hoạt động.

Các vị vua và những lãnh chúa biết quy tắc vàng thực sự:

  • Kiểm soát tiền tệ có nghĩa là bạn đang kiểm soát thế giới.

Và nó đã trở thành luật bất thành văn trong suốt hàng ngàn và hàng vạn năm qua. Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã bãi bỏ tất cả các hình thức tiền tệ địa phương khác và đưa ra một đồng xu thống nhất. Đó là bản blueprint của tiền xu. Nó loại bỏ các tiền xu khác vào thời điểm đó, tạo ra một thế cai trị độc quyền, và sử dụng chính sách tàn bạo để giữ quyền lực đó bằng mọi giá.

Thông tin hữu ích cần xem thêm: 1 Bitcoin VND? Cách đổi Bitcoin ra tiền Việt.

2/ Hydra*

Theo thần thoại Hy Lạp, Hydra là một con rồng có 7 hoặc 9 đầu, là con của Echidna và Typhon.    

Trong các hệ thống phi tập trung, không có bất kỳ một con rắn nào. Hệ thống phân cấp là một Hydra. Khi chém đứt đầu nó thì từ chỗ bị đứt sẽ mọc ra hai cái đầu mới ngay lập tức.

Trong năm 2008, một lập trình viên ẩn danh, làm việc bí mật, đã tìm ra giải pháp cho việc chống lại violence hack một lần và mãi mãi khi ông viết:

“Chính phủ có thể cắt đứt đầu các mạng lưới được kiểm soát tập trung như Napster, nhưng mạng lưới P2P thuần túy như Gnutella và Tor thì không thể nào.”

Và hệ thống tiền phân cấp đầu tiên được sinh ra:

Bitcoin.

Rõ ràng, nó được thiết kế để chống lại sự ép buộc và kiểm soát của các cường quốc tập quyền.

Satoshi khôn ngoan vẫn ẩn mình vì lý do đó. Ông biết họ sẽ truy tìm mình vì ông là người đứng đầu của Bitcoin.

Đó là những gì đã xảy ra mỗi khi có ai đó đứng lên tự xưng mình là Satoshi hoặc khi một người nào đó bị các phương tiện truyền thông “cho rằng” họ là Satoshi. Khi người giả mạo Satoshi, Craig Wright xuất hiện, chính quyền Úc đột kích nhà ông ta ngay lập tức. Lý do chính thức luôn luôn là hai chữ ‘mạo danh’. Lý do thực sự ẩn đằng sau đó là họ muốn cắt đứt đầu của con rắn.

Khi Bitcoin tăng giá, cuộc săn tìm Satoshi sẽ tăng theo. Anh ta kiểm soát ít nhất một triệu coin chưa từng rời khỏi ví tiền gốc của mình. Nếu VC Chris Dixon đúng và Bitcoin sẽ tăng giá lên đến $100.000/coin, số coin mà ông đang hold hiện nay sẽ có giá trị lên đến $100 tỷ. Nếu nó còn tăng cao hơn nữa, chẳng hạn như $1 triệu/coin, điều đó sẽ làm cho anh ta trở thành ngàn tỷ phú đầu tiên trên thế giới. Và điều đó sẽ chỉ làm cho anh ta bị truy lùng gắt gao hơn. Chắc chắn 100% rằng các đơn vị ngầm sẽ vẫn đang lần theo tung tích của anh ta cả ngày lẫn đêm.

Dù anh ta ở đâu, lời khuyên của tôi cho Satoshi là:

Hãy tiếp tục ẩn danh cho đến lúc chết.

Tại sao tất cả mọi người lại bỏ lỡ tính năng tuyệt vời nhất của tiền mã hóa?

Tại sao tất cả mọi người lại bỏ lỡ tính năng tuyệt vời nhất của tiền mã hóa?

https://pinkblockchain.com/bitmain-cho-ra-mat-may-dao-ethereum-asic-antminer-f3/

Thông tin hữu ích cần xem thêm: “Antminer S9 Ethereum“? Đó chính là Antminer F3 mới ra mắt.

Nhưng khả năng chống kiểm duyệt và bạo lực chỉ là một trong số các tính năng đáng kinh ngạc của Bitcoin. Nhiều người trong những tổ chức quan trọng đã làm việc trong đội ngũ của các loại tiền mã hóa và các dự án ứng dụng phi tập trung khác, đáng chú ý nhất là blockchain.

Blockchain là sổ cái phân phối, mục thứ ba trong hệ thống kế toán tam phân đầu tiên trên thế giới. Và những đột phá trong kế toán luôn luôn có sự gia tăng lớn về sự phức tạp và tăng trưởng kinh tế của con người. Tại sao mọi người lại bỏ lỡ sự phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua?

Nhưng ngay cả trong hệ thống kế toán tam phân, sức mạnh thực sự của tiền mã hóa không nhờ vào khả năng phân cấp và chống lại các đợt violence hack. Đó chỉ là những cơ chế của hệ thống giúp nó tồn tại và phát triển mạnh, đồng thời mang lại những khả năng mới cho con người.

Tính năng cuối cùng là một tính năng mà Bitcoin và tiền mã hóa hiện tại đang gợi ý cho chúng ta, một tính năng tiềm ẩn.

Sức mạnh thực sự của tiền mã hóa là sức mạnh được in và phân phối mà không có quyền lực trung tâm.

Có lẽ điều đó có vẻ hiển nhiên, nhưng tôi đảm bảo với bạn, không phải vậy. Đặc biệt là phần thứ hai.

Sức mạnh đó đã vô hiệu hóa quyền lực của các vị vua và lãnh chúa.

Vì nó luôn nằm trong tay ‘chính chủ’ hợp pháp của nó: Người dân.

Và điều đó sẽ mở cánh cửa của thương mại thế giới, gieo hạt giống cho sự phong phú của nền kinh tế, giữ lại trật tự thế giới cũ như trong các trang sách lịch sử.

Chỉ có một vấn đề là vẫn chưa có ai tạo ra tiền mã hóa mà chúng ta thực sự cần.

Bạn thấy đấy, Satoshi hiểu phần đầu tiên: sức mạnh in tiền. Nhưng ông lại bỏ lỡ sức mạnh phân phối số tiền đó.

Phần thứ hai thực sự là phần quan trọng nhất của câu đố. Thiếu nó tạo ra một lỗ hổng quan trọng trong hệ sinh thái Bitcoin. Thay vì phân phối tiền, nó được trade trong ngân hàng trung ương cho một nhóm thợ mỏ.

Những người thợ mỏ này chơi trò chơi với hệ thống, giữ lại nhiều nâng cấp phần mềm cần thiết như SegWit trong nhiều năm và đe dọa các hard fork vô nghĩa để làm giảm giá bằng FUD và thu về thêm coin ở mức giá rẻ mạc.

Nhưng nếu có một cách khác thì sao?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiết kế được một hệ thống có thể thay đổi hoàn toàn cảnh quan của nền kinh tế thế giới mãi mãi?

Điều quan trọng là cách bạn phân phối tiền tại thời điểm chúng được tạo ra.

Và nhóm đầu tiên nhận ra cơ hội này rồi đưa nó vào vận hành sẽ thay đổi cả thế giới.

Để hiểu tại sao bạn phải nhìn vào cách tiền được tạo ra và đưa vào vận hành trong hệ thống ngày nay, chúng ta cần phải nhìn vào…

3/ Kim tự tháp

Ngày nay, tiền bắt đầu đi từ đỉnh và chảy xuống cho mọi người khác, như kim tự tháp.

Trong thực tế, chúng ta có một kim tự tháp nổi tiếng, con mắt thứ ba trên tờ tiền đô la.

Một trong những lập luận được tranh luận nhiều nhất được dùng để chống lại Bitcoin là, nó là một mô hình Ponzi hay “pyramid” scheme. Một  pyramid scheme dựa trên những người sáng tạo ban đầu của hệ thống, bạn trả tiền cho họ để đăng ký trở thành người trong hệ thống chứ không phải để được cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Cuối cùng bạn đánh đổi tất cả mọi thứ để đổi lấy một cái thẻ không thể rút được tiền. Kế hoạch Ponzi cũng giống như vậy, bạn lừa đảo các nhà đầu tư với mức lợi nhuận giả trên khoản đầu tư ban đầu của họ, và sau đó khiến họ phấn khởi bởi lợi nhuận khổng lồ và lôi kéo nhiều người tham gia hơn và cuối cùng tất cả mọi người đều mất tất cả.

Điều trớ trêu là tiền pháp định, tức là tiền in của chính phủ như đồng Yen hay đô la Mỹ, có mô hình vận hành gần với một sơ đồ kim tự tháp hơn Bitcoin. Tại sao? Bởi vì tiền pháp định được các ngân hàng trung ương đúc (đỉnh của kim tự tháp) và sau đó “chia nhỏ” cho tất cả mọi người khác.

Vấn đề duy nhất là, nó KHÔNG chia đều cho tất cả mọi người. 

Nó được chuyển đến một vài ngân hàng lớn, cho người dùng vay hoặc đưa nó cho người lao động. Trong thực tế, có một công việc hoặc nhận được một khoản vay là những phương pháp chính mà mọi người ở đáy của kim tự tháp nhận được tiền. Nói cách khác, họ giao dịch thời gian hiện tại của họ (qua một công việc) hoặc thời gian tương lai của họ (qua một khoản vay) để lấy số tiền đó. Nhưng thời gian của họ là một nguồn hạn chế và họ chỉ có thể trade càng nhiều càng tốt trước khi về già.

Hãy suy nghĩ về kinh tế như một trò chơi. Mọi người trong hệ thống là mỗi một người chơi đang tìm cách tối đa hóa lợi thế của họ và lợi thế của tổ chức (công ty, gia đình và bạn bè của họ, v.v.) để kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng để bắt đầu trò chơi bạn cần phân phối một số tiền ban đầu, không thì không ai chơi được cả. Việc phân phối tiền sẽ kích hoạt trò chơi này.

Bây giờ nếu bạn chịu trách nhiệm về tiền, bạn sẽ phân phối nó như thế nào trong mạng lưới? Bạn muốn giữ càng nhiều tiền cho bản thân càng tốt, vì vậy bạn sẽ các quy tắc để tối đa hóa lợi thế cá nhân của riêng mình. Tất nhiên mọi người đều nghĩ như vậy, tối đa hóa sức mạnh của chính mình để hold tiền càng lâu càng tốt.

Đó là chính xác những gì mà các vị vua và nữ hoàng của thế giới cổ đại đã làm, và đó là những gì các quốc gia ngày nay vẫn đang làm. Như Naval Ravikant đã nói trong loạt bài đăng trên Twitter của anh ta về blockchain, các mạng lưới ngày nay được điều hành bởi “các vị vua, các tập đoàn, tầng lớp quý tộc và những kẻ bất lương. Và những người cai trị của những mạng lưới này là những người mạnh nhất trong xã hội.”

Đó là lý do tại sao mọi hệ thống tập quyền trong lịch sử thế giới đã luôn phân phối tiền theo một chiều: Từ trên xuống dưới.

Bởi vì nó tối đa hóa lợi thế của các vị vua và những kẻ xấu ngồi trên đỉnh cao.

Thật không may, điều đó có nghĩa là hầu hết số tiền không bao giờ thực sự rời khỏi đỉnh của kim tự tháp. Nó vẫn ở ngay đó, như bị đóng băng mà không ai nhận ra. Có rất ít thậm chí là không có động lực nào để tiền di chuyển. Vì tiền là quyền lực, tích trữ nó theo nghĩa đen là tích trữ nhiều quyền lực hơn và không ai sẵn sàng từ bỏ quyền lực đó.

Nói cách khác, trò chơi đã bị một số người gian lận.

Những gì những người chơi khác cần lúc này là một cách khác để thiết lập lại luật chơi.

Cho đến bây giờ, rất khó để lập lại trật tự của trò chơi.

Ví dụ, chúng ta có thể thông qua một đạo luật, như thu nhập cơ bản phổ quát (Universal Basic Income – UBI). Luật đó đó sẽ đẩy một dòng tiền ra toàn bộ sân chơi và cho nhiều người một cơ hội để tham gia vào trò chơi hơn. Nếu nhiều người chơi hơn có thể tham gia, chúng ta sẽ có thể mở khóa tất cả các loại giá trị ẩn còn chưa được khai thác.

Vấn đề với tất cả các kế hoạch trước đây là việc phân phối lại tiền sau khi nó đã được phân phối gần như là không thể. Những người giàu có đủ tiền để chống lại sự tái phân phối một cách hợp pháp. Và như Margret Thatcher đã nói “Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là cuối cùng bạn đã dùng hết tiền của người khác.”

  • Nhưng nếu tiền chưa được phân phối thì sao?
  • Nếu chúng ta không phải lấy nó từ bất cứ ai thì sao?

Đó là cơ hội tất cả các đồng tiền mã hóa ngày nay đã bỏ lỡ. Tiền mã hóa đang tạo ra tiền mới. Và không giống như thị trường tín dụng, mà chỉ giả vờ mở rộng nguồn cung, bằng cách cho vay nó gấp 10 lần so với cho vay dự trữ theo tỷ lệ. Tiền mã hóa là một hình thức in tiền. Và họ không cho người khác vay, họ sẽ đưa nó cho những người trong cộng đồng để phục vụ cho mạng lưới.

Nó cũng giống như microloan, mà không có loan.

Naval Ravikant và Nhà sáng lập Ethereum - Vitalik Buterin

Naval Ravikant và Nhà sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin

Như Naval nói:

“Xã hội cung cấp cho bạn tiền để bạn cống hiến cho xã hội những gì nó muốn, blockchain cung cấp coin cho mạng lưới để lấy lại những gì nó muốn.”

Vì vậy, thay vì đưa tất cả tiền cho một nhóm thợ mỏ, nếu chúng ta có thể làm tốt hơn thì sao?

Thiết kế của Cicada đã gieo vào đầu mọi người một suy nghĩ rằng: Mọi người trên mạng lưới đều là thợ mỏ và không ai có thể có nhiều coin hơn một thợ mỏ.

Thợ mỏ được chọn ngẫu nhiên để giúp mạng lưới hoạt động trơn tru. Nhờ những hoạt động đó, bạn có thể giành được các coin mới như một phần thưởng cho những cống hiến của bạn.

Bởi vì cuối cùng tất cả mọi người cũng sẽ được chọn, tất cả mọi người đều sẽ được trả tiền, đó là bản chất tạo ra một UBI ngày nay.

Và đó chỉ là một cách trong những cách.

Nếu bạn suy nghĩ, bạn có thể nghĩ ra hàng tá cách. Đừng nghĩ cách duy nhất để làm điều này là một ID, có rất nhiều cách để đào coin ngẫu nhiên dành cho các thợ mỏ dù họ không có ID. Điều quan trọng là phải thoát khỏi những suy nghĩ trong ‘chiếc hộp Satoshi” và nghĩ khác đi.

Những gì chúng tôi thực sự cần là làm sao để hoàn toàn việc cung cấp tiền, phân phối nó tại thời điểm nó được tạo ra.

Chúng ta có thể chia nó ra làm phần thưởng cho người dùng ứng dụng, hoặc như trả phí khi đã đào được coin, hoặc như cắt giảm phí đào coin cho các tổ chức cung cấp giá trị cho mạng lưới. Đó là những cách phân phối số coin đó một cách đúng đắn. Nhưng đó chỉ là đỉnh của tảng băng trôi.

Nói cách khác, có thể chúng ta đã bỏ lỡ sức mạnh thực sự trong sự sáng tạo của Satoshi: phân phối tiền.

Hệ thống đầu tiên thực sự phân phối tiền sẽ là bệ phóng để giá trị của một coin tăng trưởng theo cấp số nhân, nâng cấp hệ thống hiện tại thật tốt. Điều đó sẽ thiết lập lại sân chơi ban đầu và không bao giờ cho phép người chơi thắng. Vì càng nhiều người tham gia, mạng lưới càng trở nên hiệu quả và có giá trị.

“Mạng lưới có “hiệu ứng mạng”. Thêm người mới tham gia sẽ tăng giá trị của mạng lưới và cho tất cả những người đang tham gia.”

Ngay bây giờ, hệ thống này vẫn dễ bị tấn công bởi violence hack.

Nếu hệ thống có thể phát triển đủ lớn, đủ nhanh, nó sẽ trở thành một đà tăng trưởng không thể bị ngăn cản, và phần còn lại của nền kinh tế sẽ bước vào sân chơi mới.

Khi Amazon và Google tham gia sân chơi, bản năng sinh tồn của họ sẽ khởi động và họ sẽ muốn bảo vệ và mở rộng chính mình. Và mạng lưới mới này sẽ hoạt động theo cách hoàn toàn khác. Thay vì chỉ thưởng cho những người ở trên cùng, trò chơi sẽ đặt lại một bộ quy tắc hoàn toàn mới.

Điều tốt nhất cho toàn bộ mạng lưới, là giúp cho tất cả các người chơi hưởng lợi, chứ không chỉ những người đứng đầu.

“Blockchain là một phát minh mới cho phép người tham gia có thành tích trong một mạng lưới mở cai trị mà không cần người cai trị và tiền. Họ là những người làm việc để thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới. Các thị trường mở và đáng tin cậy của Blockchain có thể thay thế các mạng lưới trước đây được điều hành bởi các vị vua, các tập đoàn, tầng lớp quý tộc và những kẻ xấu.”

Thông tin hữu ích cần xem thêm: 6 sàn giao dịch Bitcoin ở Việt Nam và thế giới nhà đầu tư có thể tin tưởng.

Những người tham gia vào mạng lưới và giúp nó phát triển sẽ phát triển cùng với nó. Nó sẽ khuếch đại giá trị riêng của họ, làm cho nó phát triển nhanh hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử. Mỗi ounce họ cung cấp cho hệ thống sẽ phóng đại phần thưởng của riêng họ.

Ngược lại, các nền kinh tế chống lại mạng lưới, cố gắng làm tê liệt nó bằng các quy tắc tùy tiện, sẽ phải trả một cái giá đắt. Hệ thống này sẽ trải dài trên toàn cầu và chỉ những quy tắc ban đầu thiết yếu nhất sẽ mất, bởi vì để nâng cấp hệ thống phân quyền, bạn cần sự đồng thuận rộng lớn trên toàn mạng lưới. Vì mọi người thường chỉ có thể đồng ý về các giải pháp lớn, thiết yếu. Quy tắc tự đánh lạc hướng, thu hẹp sẽ KHÔNG được thông qua.

Giả sử một quốc gia quyết định cấm công dân của họ không được sử dụng ICO hoặc muốn làm vô hiệu hóa hoàn toàn tiền mã hóa. Thay vì giết chết mạng lưới, các quy tắc sẽ thổi ngược lại những người sáng tạo các quyết định cấm đó. Chỉ có người đã phản lại nó sẽ bị ảnh hưởng, vì họ sẽ không thể tham gia vào sự bùng nổ tiềm năng mới mà các ICO mang đến, rút ​​tiền ra khỏi nền kinh tế và gửi vào nền kinh tế đối thủ. Thậm chí tệ hơn, nếu nhà nước đó cố gắng vô hiệu hóa tiền mã hóa, chúng sẽ chuyển sang hoạt động ngầm, điều này sẽ khiến chúng không bị đánh thuế từ nhà nước đó và không phải mất doanh thu vào những khoản chi như vậy.

Khi hệ thống lan rộng, nó sẽ đưa mọi người trở lại kiểm soát quyền lực tài chính của mình. Không ai có thể lấy tiền của bạn từ bạn. Và đó là một điều tốt.

Tất nhiên, không phải ai cũng nghĩ vậy. Một số người luôn lo lắng rằng mọi người sẽ sử dụng sức mạnh này để làm chuyện xấu, như các hoạt động phạm pháp. Nhưng mọi người sẽ luôn làm những điều xấu. Họ đang làm những điều đó ngay bây giờ và họ luôn như vậy. Làm tê liệt hệ thống chính là đỉnh cao của sự điên rồ đó. Nhưng những kẻ xấu đó chưa bao giờ làm được và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Tuy nhiên, một số người sẽ không bao giờ tin điều đó.

Họ tin tưởng sức mạnh trung tâm của họ. Tất cả những gì bạn phải làm là dùng tiền vào những việc có ích như “bảo vệ trẻ em” hoặc “chống khủng bố” và bạn hoàn toàn có thể đánh lừa một nửa số người về những hàng động bất kỳ hoặc chính sách khủng khiếp nào bạn đang muốn thực hiện.

Thường thì những người xem hệ thống trung tâm như câu trả lời cho mọi thứ thường sống trong một hệ thống trung tâm ổn định trong suốt thời gian mà họ có.

Nhưng một khi hệ thống không ổn định trong một vài ngày, họ sẽ thay đổi ý định của mình rất nhanh chóng.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ chứng minh:

Hãy tưởng tượng bạn sống ở Syria ngay bây giờ.

Cơ sở hạ tầng trung tâm của bạn bị phá hủy, tiền của bạn cũng biến mất theo. Bạn không muốn chiến tranh, nhưng bạn không thể làm gì khác. Bây giờ ngôi nhà của bạn đã biến mất, bạn bè và gia đình của bạn đã chết, ngân hàng của bạn bị đánh bom và bạn bị phải bỏ trốn, vô gia cư và không có tiền. Thậm chí tệ hơn, không ai muốn ở bên cạnh bạn. Thế giới đã chuyển từ một cánh cửa rộng mở sang 4 bức tường vây lấy bạn. Bạn không được chào đón ở bất cứ đâu, bạn không thể ở lại nơi bạn đã ở và bạn đã hoàn toàn kiệt quệ.

Nhưng nếu tiền của bạn vẫn còn ở đó, nó được lưu trữ trên hệ thống blockchain, đang chờ bạn tải xuống và khôi phục lại mật khẩu thì sao?

Cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn bao nhiêu?

Cuối cùng tiền mã hóa cũng đã đưa ra được một cách để chúng ta kiểm soát vận mệnh của chính mình. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, chúng ta có một cách để tạo ra và phân phối tiền mà không cần có quyền lực trung tâm. Mọi người sẽ có quyền kiểm soát số tiền họ kiếm được một cách hợp pháp.

Và thay vì thiết lập sân chơi mà ở đó luôn có những người chơi gian lận, chúng tôi có thể thiết lập trò chơi theo cách mà nó vẫn luôn được chơi, với những quy tắc linh hoạt trong hệ thống năng động cho phép mọi người cạnh tranh công bằng với nhau.

Nhưng chúng ta cần phải suy nghĩ sâu xa hơn. Chúng ta cần phải tìm một cách để phân phối tiền mà không cần lấy nó từ những người khác. Chỉ cần làm được điều đó là chúng ta có thể thay đổi luật của trò chơi mãi mãi.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhiều thắc mắc xung quanh việc đầu tư cho các đồng tiền điện tử như công nghệ Blockchain, các kỹ thuật Trade Coin, máy đào Bitcoin 2017-2018,… thì hãy đến với Pink Blockchain.

Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức, kinh nghiệm về thị trường tiền tệ mã hóa (Bitcoin – Altcoin, Blockchain, ICO), kỹ thuật phân tích và Trade Coin cũng như đào Coin, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu từ cơ bản như đào tiền ảo là gì cho đến những mẹo giao dịch hiệu quả. Pink Blockchain cũng cập nhật liên tục thị trường các đồng tiền mã hóa để từ đó bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đem lại lợi nhuận cao nhất.

Hãy đến với Pink Blockchain – kênh thông tin về đồng tiền điện tử hàng đầu Việt Nam.

Nguồn: Pinkblockchain.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here