Chăm sóc mẹ sau sinh: bà đẻ kiêng những gì?

0
947

Sau khi vượt cạn thành công, chăm sóc mẹ sau sinh để giúp mẹ mau chóng phục hồi thể lực, sức khỏe và có đủ dưỡng chất để sản sinh sữa cho em bé chính là nhiệm vụ được ưu tiên. Bên cạnh một danh sách dài các món cần ăn, bạn cũng nên biết bà đẻ kiêng những gì trong dinh dưỡng, sinh hoạt thường ngày.

Cùng Earthmama tìm hiểu hai khía cạnh quan trọng nhất là các món ăn bà đẻ cần tránh và chế độ sinh hoạt hợp lý cho mẹ sau sinh!

Bài viết liên quan: 

biet-duoc-ba-de-kieng-nhung-gi-se-giup-ban-de-dang-sap-xep-che-do-dinh-duong-sinh-hoat-phu-hop-earthmama

Biết được bà đẻ kiêng những gì sẽ giúp bạn dễ dàng sắp xếp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp

1. Chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh

Sau khi sinh em bé, mẹ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao (thậm chí nhiều hơn trong quá trình mang thai) do phải cho con bú. Bên cạnh việc phục hồi chức năng cho cơ thể, lấy lại sức sau cơn chuyển dạ và sinh con, cơ thể mẹ còn dồn năng lượng và chất dinh dưỡng để sản sinh sữa mẹ cho bé.

Bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng là một việc làm cần thiết, tuy nhiên, bạn cần nắm được trong giai đoạn này, bà đẻ kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe nhất.

1.1 Các món ăn quá đậm vị

Một chế độ có nhiều muối, gia vị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cơ thể mẹ có thể đào thải bớt các gia vị, muối thừa (tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến hệ bài tiết của mẹ), thì cơ thể của bé với hệ tiêu hóa chưa phát triển sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình đào thải này,

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ bài tiết, đặc biệt là thận của bé khi lớn lên. 

Một số các gia vị khác quá đậm khác như: quá chua, quá cay sẽ khiến mùi vị sữa mẹ trở nên khó uống cho bé, nhiều bé sẽ không uống hoặc uống vào rồi sẽ bị khó tiêu. Trong 6 tuần đầu sau sinh, mẹ nên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng dễ tiêu, hạn chế đồ lạnh (có tính hàn hoặc nhiệt quá cao).

Để xác định được bà đẻ kiêng những gì? Bạn chỉ cần nghĩ đến rằng, mẹ ăn gì, trẻ em sẽ ăn nấy!

1.2 Không kiêng khem hay nhịn quá mức

Trong quá trình đang cho con bú, mẹ tuyệt đối không nhịn ăn quá mức, biếng ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng để phục hồi mà còn thiếu sức để chăm sóc em bé. Sữa mẹ cũng có khả năng bị thiếu chất.

Một số các nhóm chất mẹ cần lưu ý bổ sung trong chế độ ăn uống để có một nguồn sữa mẹ chất lượng là: Sắt, B1, khoáng chất, các loại vitamin A, C, D, E, K, Canxi,…

1.3 Không dùng rượu, đồ có cồn hay chứa chất kích thích

Nhiều khuyến cáo yêu cầu mẹ khi mang thai không được nạp vào cơ thể các chất chất thích, đồ có cồn để không làm ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Vậy, sau khi sinh, bà đẻ kiêng những gì? Kể cả khi sau khi sinh em bé ra đời, trong giai đoạn vẫn cho con bú, mẹ nên tiếp tục không sử dụng các chất trên vì nó sẽ đi thẳng vào cơ thể em bé theo đường sữa mẹ.

Các thành phần chất có tác dụng gây kích thích trong các sản phẩm trên khi đi vào cơ thể bé có thể khiến em bé bị ngộ độc, rơi vào trạng thái ngủ sâu, chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi lớn lên. 

Nếu đã “lỡ” sử dụng rượu hoặc bia ở hàm lượng ít, mẹ cần chờ ít nhất từ 3 đến 4 tiếng để cơ thể đào thải các chất mới bắt đầu cho con bú.

1.4 Một số loại thực phẩm khác 

Một yếu tố để trả lời cho câu hỏi bà đẻ không nên ăn gì là: các nhóm thực phẩm chocolate, cam quýt, bông cải xanh, các loại cá có thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá đầu kiếm, các loại thực phẩm đóng hộp, đậu phộng, các chế phẩm từ sữa,… 

Nếu chocolate có thể làm em bé bị say tương tự như caffeine hay các món chua như cam quýt với hàm lượng axit cao hoàn toàn không phù hợp với hệ tiêu hóa chưa phát triển của bé. Các món ăn như cá ngừ, đồ hộp có thể làm tăng khả năng bị ngộ độc vi khuẩn còn đậu phộng có thể làm cho bé bị dị ứng, mẩn đỏ cơ thể.

Bà đẻ kiêng những gì để có thể hồi phục sức khỏe nhanh nhất và không làm ảnh hưởng đến em bé

1.5 Không dùng thuốc bừa bãi

Ngoài ra, tổng thời gian mang thai và cho con bú, mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc (kể cả mỹ phẩm hóa chất) mà không theo kê đơn và tham khảo của bác sĩ chuyên môn. 

Trong trường hợp cần sử dụng thuốc, mẹ nên đi thăm khám để được hướng dẫn liều lượng uống và loại thuốc phù hợp. Để kể cả khi các thành phần trong thuốc có đi từ cơ thể mẹ sang cơ thể bé qua đường bú cũng không gây ảnh hưởng lớn đến con.

Vậy, bà đẻ kiêng ăn gì để tránh mất sữa? Để tránh mất sữa, mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm như lá lốt, măng, bắp cải, bạc hà, tỏi và hạn chế nạp quá nhiều tinh bột. Vì trong quá trình cơ thể mẹ chuyển hóa và hấp thụ các chất này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa và khả năng sản sinh sữa trong cơ thể mẹ.

2. Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, mẹ còn cần chú ý xây dựng một thói quen sống lành mạnh, thoải mái và tích cực. Trong tròng ít nhất là 2 tháng sau khi sinh (cũng là lời giải cho câu hỏi bà đẻ kiêng cữ bao lâu là hợp lý), mẹ cần chú ý các vấn đề sau trong sinh hoạt, vận động:

2.1 Trong hoạt động thường ngày

Trong thời gian cơ thể chưa được phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là vết thương tại bụng và tầng sinh môn vẫn chưa lành hẳn, mẹ cần chú ý các cử động sau:

  • Không mang vác vật nặng, kể cả ngồi một chỗ và nâng lên bằng tay. Do khi sử dụng lực tay, mẹ sẽ dùng cả cơ bụng, trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương;
  • Không với, rướn người lên cao;
  • Không nín, nhịn tiểu vì nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao;
  • Không đeo gen nịt bụng quá sớm, khiến sản dịch bị bí tắt, dạ con không được co dãn sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi;
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục trong 2 – 3 tháng đầu để tử cung hồi phục;
  • Giữ trạng thái tâm lý bình ổn, không nên để cảm xúc, tinh thần bị kích thích quá mạnh, ảnh hưởng đến giai đoạn hồi phục và chăm con;

Bà đẻ kiêng những gì trong hoạt động sinh hoạt ngày thường để cơ thể mau hồi phục?

2.2 Không tập thể dục quá sức

Tập thể dục sau sinh có thể mang lại nhiều lợi ích nhất định cho quá trình phục hồi cơ thể của mẹ như: tăng cường trao đổi chất, điều chỉnh cân nặng (không đáng kể trong giai đoạn này), giúp mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn với tinh thần thoải mái, ít âu lo và giúp cơ thể thả lỏng, tư giãn cơ bắp. 

Tuy nhiên, mẹ cần lắng nghe cơ thể mình khi tham gia các bài tập. Mặc dù nhiều cơ quan, tổ chức nói rằng mẹ có thể tham gia tập thể dụng từ tuần thứ 7 sau khi sinh, nhưng mẹ cần chú ý các điều sau:

  • Chỉ tham gia tập ở các cơ sở chuyên dành cho mẹ với đội ngũ được đào tạo bài bản;
  • Dừng tập ngay khi cảm thấy mệt, buồn nôn, chóng mặt và tuyệt đối không gắng sức;
  • Luôn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước trước – sau khi tập;
  • Hạn chế các bộ môn dưới nước;

Một số các bài tập được khuyến khích là tốt cho mẹ sau sinh gồm: Các bài Yoga, thắt cơ vùng chậu – Kegel, pilates nhẹ nhàng, đi bộ nhẹ,… để cơ thể dần quen lại với các vận động sau một khoảng thời gian nằm nhiều. Các bài tập này còn hỗ trợ mẹ đẩy nhanh tiến trình hồi phục và lấy lại vóc dáng.

2.3 Tránh các hoạt động khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi

Sau khi sinh, mẹ cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ người thân, gia đình xung quanh cũng như tự mình điều hòa cảm xúc, tham gia các bài tập vận động giúp tinh thần thoải mái, thư giãn để hạn chế các vấn đề về tâm lý sau khi sinh.

Không vận động thể lực, trí óc và tinh thần quá sức là giải đáp cho câu hỏi bà đẻ kiêng những gì

Stress sau khi sinh có thể dễ dàng xảy ra do tình trạng cơ thể mẹ mỏi mệt, cộng thêm áp thực từ việc chăm sóc em bé có thể khiến mẹ cảm thấy uất ức, bị dồn nén. Do đó, nếu mẹ đang cảm thấy bị lo lắng quá nhiều (dù cho bất kỳ vấn đề gì), bị thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể thì nên tìm một cơ hội để chia sẻ, tư vấn, giãi bày cùng người thân xung quanh.

Nếu nhận diện được bản thân đang gặp các vấn đề tâm lý, bên cạnh việc nhờ sự trợ giúp từ người thân, mẹ cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục khoa học, tìm cách chăm con hợp lý và đừng quá đặt nặng áp lực lên đôi vai của mình để giúp tinh thần thư thái hơn.

2.4 Không tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh là một yếu tố trả lời cho câu hỏi bà đẻ kiêng những gì? Thời gian này, cơ thể của mẹ với hệ miễn dịch đang cực kỳ yếu, việc tắm nước lạnh khiến cho cơ thể bị thoát nhiệt, ảnh hưởng chế cơ chế tuần hoàn máu huyết sẽ dễ khiến cho mẹ bị mắc bệnh như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi và có thể dễ dàng lây sang cho em bé.

Earthmama cùng mẹ mau chóng phục hồi sau sinh

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm các kiến thức về việc bà đẻ kiêng những gì để có thể hỗ trợ người thân hoặc tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, vận động hợp lý, khoa học để mau chóng lại sức, lợi sữa. 

Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến chăm sóc mẹ và bé trước – trong – sau khi sinh thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Earthmama để được giải đáp bạn nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here