Top 10 câu hỏi thường gặp mọi bà bầu nên biết

0
576

Khi bắt đầu mang thai, đứng trước nhiều sự thay đổi bất ngờ của thơ thể, hẳn có nhiều bà bầu phải bỡ ngỡ trước rất nhiều câu hỏi vì sao, như thế nào? Nên cái gì và không nên làm sao?

Với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm qua, hãy cùng Earthmama đi qua 10 câu hỏi thường gặp về sức khỏe, về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và các triệu chứng khi mang thai mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ thắc mắc!

Bài viết liên quan: 

cung-earthmama-tim-kiem-loi-giai-cho-top-10-cau-hoi-ma-moi-ba-bau-se-thac-mac-khi-mang-thai-earthmama

Cùng Earthmama tìm kiếm lời giải cho Top 10 câu hỏi mà mọi bà bầu sẽ thắc mắc khi mang thai

1. Bà bầu có nên tắm nước nóng không?

Tắm nước nóng có thể giúp chúng ta cảm thấy thư giãn, thoải mái cơ thể và đối với nhiều, tắm nước nóng còn giúp họ có thể đi vào giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người mang thai, khi tắm nước nóng từ 35°C trong hơn 10 phút có thể khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên. 

Đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên, các tế bào thân kinh của em bé đang trong giai đoạn hình thành và rất yếu, bị tác động bởi nhiệt độ cao trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể cao còn làm giảm mẹ bầu giảm huyết áp vào ban ngày, tăng cao vào ban đêm, lưu lượng máu truyền đến bào thai không ổn định có thể gây nguy hiểm ở bất gì giai đoạn nào của thai kỳ.

Tắm nước ấm vừa phải trong giai đoạn mang thai là một liệu pháp tuyệt vời để giúp mẹ thư giãn tin thần, cơ bắp. Tuy nhiên, bà bầu cần kiểm tra nhiệt độ nước, hạn chế ngâm mình trong nước nóng, cũng như không tắm quá lâu. 

2. Có bầu nhổ lông nách được không?

Nhổ lông nách trong thời gian thai kỳ là một hành động an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Một số dụng cụ thường được sử dụng để loại bỏ lông nách là nhíp, dao cạo hoặc máy, ngoài ra còn có các biện pháp như waxing, sử dụng kem/sáp hoặc Laser tại các spa.

Tuy nhiên, để an toàn bà bầu cần chú ý hạn chế tiếp xúc với các hóa chất trong kem, sáp hoặc wax để tránh các tác động ngoài ý muốn

Ngoài ra, sau khi nhổ lông nách, nếu bị sưng hoặc ửng đỏ, mẹ có thể sử dụng một số loại gel có thành phần hữu cơ như lô hội, dừa để bôi lên làm dịu vùng da bị kích ứng.

3. Bà bầu ăn rau gì mới tốt?

Rau là một thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu trong hầu hết các khẩu phần ăn của bất kì ai, và đặc biệt cần thiết cho bữa ăn của người đang mang thai để có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Rau chính là món chính để trả lời cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì, các loại rau mà mẹ nên ăn là:

  • Các loại rau có màu sắc sặc sỡ, màu xanh đậm như: rau bina, bông cải xanh, atiso, tần ô, cải bó xôi, rau má, rau muống, cải ngọt, cải cầu vồng, mồng tơi, rau đay,… có thể cung cấp các loại canxi, sắt, vitamin A, C, E, K cùng hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ hạn chế táo bón.
  • Các loại quả như cà chua, ớt chuông, bí đỏ, bí xanh cũng cung cấp cho mẹ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có một số loại rau được khuyến cáo không phù hợp khi mang thai như: mướp đắng, rau sam rau ngải cứu, rau ngót, chùm ngây, rau răm,…

Ngoài tìm hiểu về các loại thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần tìm biết bà bầu không nên ăn gì để tránh các món không tốt cho sức khỏe.

4. Bà bầu mang thai lần đầu cần bổ sung loại sắt nào?

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong ba tuần thai đầu tiên, bổ sung đầy đủ sắt và acid folic, folate, Vitamin B-12 là những chất quan trọng để bồi bổ máu. Thiếu máu có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể của mẹ và tác động tiêu cực đến sự hình thành của thai nhi, đặc biệt là enzym hệ miễn dịch (tạo ra sức đề kháng sau này) và thần kinh trí não của bé.

Lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khi mang thai là 30mg/ngày và acid folic 400mcg/ngày. Mẹ có thể bổ sung bằng thuốc sắt cho bà bầu, ống dung dịch hoặc qua các loại thực phẩm có hàm lượng sắt lớn như: tim, gan, thịt gia cầm, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, và các loại rau màu xanh đậm.

Có hai loại sắt thường gặp cho phụ nữ mang thai là sắt sulfat – vô cơ và sắt fumarate – hữu cơ. Trong hai loại này, sắt hữu cơ dễ hấp thụ vào trong cơ thể và ít gây táo bón hơn. Tuy nhiên nếu dùng dưới dạng uống thì hai loại này đều khó uống và buồn nôn như nhau.

5. Mẹ bầu chăm sóc vùng kín như thế nào?

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố sinh lý trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt do sự hoạt động của các cơ quan sinh sản. Điều này dẫn đến dịch âm đạo sẽ sản sinh nhiều, làm cho vùng kín của mẹ luôn ẩm ướt. 

Khi mang thai, mẹ cần chú ý giữ sạch vùng kín và mang các loại quần áo vừa vặn, thoải mái với cơ thể

Để giữ vệ sinh vùng kín, bà bầu nên:

  • Thường xuyên thay quần lót, tránh để quần lót bị ẩm ướt hoặc tiếp xúc quá lâu với không khí bên ngoài, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
  • Sau khi đi vệ sinh cần lau rửa sạch sẽ, hạn chế sử dụng các loại giấy chất lượng thấp, dễ bị bở, bám cặn giấy lên người.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có thành phần tự nhiên, không hóa chất để duy trì độ pH tự nhiên.
  • Rửa vùng kín bằng nước ấm vừa phải, tối đa 2 lần/ngày.
  • Tránh sử dụng xà phòng cọ xát mạnh, thụt rửa vùng kín khi mang thai.

Nếu vùng kín của mẹ không được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng có thể dẫn đến khả năng tăng tiết dịch âm dạo, nguy cơ nhiễm trùng, sinh sôi của nấm và vi khuẩn.

6. Vì sao mẹ bầu thèm chua khi mang thai?

Bước vào quá trình thai nghén, nhiều mẹ có cảm giác thèm và muốn ăn, uống một món cụ thể, phổ biến nhất là các món có vị ngọt hoặc chua. Mặc cho việc trước khi mang thai, người đó có thèm chua hay không.

Việc nghén chua xuất hiện do cơ thể của mẹ trong giai đoạn này đang tiết ra các loại hormone liên quan đến việc tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mẹ bị thiếu các loại acid để phục vụ cho giai đoạn này thì cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu thèm chua để kích thích acid đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Mẹ cần cân bằng các yếu tố dinh dưỡng với sữa cho bà bầu để bổ sung đủ chất.

Nghén chua, thèm ăn chua không phải là một biểu hiện liên quan đến sức khỏe thai nhi 

7. Bà bầu có nên dùng mỹ phẩm?

Mặc dù làm đẹp là nhu cầu của chị em phụ nữ, tuy nhiên, khi đang mang thai, mẹ cần chú ý hạn chế cũng như lựa chọn các loại mỹ phẩm với thành phần phụ hợp, được kiểm nghiệm, dán nhãn dành cho phụ nữ mang thai hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số thành phần thường gặp trong mỹ phẩm mà mẹ cần tránh là: Retinol – một chất xuất hiện nhiều trong các sản phẩm kiểm soát dầu nhờn, trị mụn; hợp chất: paraben, methyl anthranilate xuất hiện nhiều trong kem chống nắng hay acid salicylic, benzoyl peroxide, các thành phần hóa chất tạo mùi trong tinh dầu, mỹ phẩm.

Trong trường hợp cần sử dụng mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên lựa các loại kem chống nắng cho bà bầu chuyên dụng

8. Bà bầu có nên tiêm ngừa vắc xin Covid-19 không?

Theo thông tin từ CDC, khi mang thai, thể trạng sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, do đó có nguy cơ mắc bệnh cao. Song song đó, kích thước thai nhi phát triển lớn sẽ gây nên các tác động chèn ép đến cơ hoành, làm giảm dung tích phổi và việc hô hấp của thai phụ tương đối khó khăn khi không có bệnh.

Việc mắc bệnh covid-19 có thể làm cho tình trạng tiến triển nặng và nhanh hơn. Vaccine covid-19 được chỉ định chích cho mẹ bầu thường gặp là Astrazeneca, Mordena, Pfizer. Riêng trường hợp mang thai dưới 13 tuần có thể phải qua các đợt khám sàng lọc và trì hoãn đến khi thai kỳ bước sang tháng thứ 4.

9. Mẹ bầu có được dùng thuốc dị ứng không?

Quá trình mang thai với sự thay đổi trong cơ thể có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng của nhiều bà bầu. Mặc dù dị ứng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng gây nên nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Phụ nữ mang thai nếu muốn dùng thuốc dị ứng cần tham khảo qua sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, tình trạng tự ý sử dụng thuốc khi mang thai còn được khuyến cáo là gây nguy hiểm đến cơ thể của mẹ và tính mạng thai nhi. Do đó, mẹ cần nắm được các nguyên nhân khiến cơ thể dị ứng để hạn chế tình trạng này khi mang thai.

Hai loại thuốc trị dị ứng thường gặp là Histamin kháng và thuốc chứa Corticoid, được khuyến cáo sử dụng với lượng thấp nhất cho mẹ bầu

10. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bên cạnh táo bón thì tiêu chảy cũng là một trong những nỗi ám ảnh của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu xét về mặt sức khỏe thì tiêu chảy là tình trạng nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vậy, các thực phẩm tốt cho bà bầu khi bị tiêu chảy là gì?

  • Mẹ cần bổ sung nước (có thể uống trà gừng, mật ong) và nước bổ sung điện giải cho cơ thể, hạn chế các loại nước có đường, sữa, nước ép.
  • Bổ sung khuẩn probiotics có trong các loại sữa chua không đường, sữa chua uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.
  • Một số thực phẩm khác nên ăn là: cà rốt, cơm, khoai lang, khoai tây, táo chuối.

Ngoài ra, mẹ còn nên kết hợp với các bài tập thể dụng, vận động cơ thể nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khoa học và có chế độ ăn uống lạnh mạnh.

Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chuẩn đoán của bác sĩ chuyên môn.

Thấu hiểu các vấn đề mà hầu hết các bà bầu thường gặp, Earthmama luôn cố gắng phát triển các nội dung chia sẻ và tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm an toàn từ thiên nhiên nhằm hỗ trợ mẹ cải thiện quá trình mang thai một cách vui vẻ, nhẹ nhàng và an toàn hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được lời giải đáp cho các vấn đề thắc mắc của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn sản phẩm mẹ & bé nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here