Du lịch trực tuyến là xu thế tất yếu nhưng doanh nghiệp… ngó lơ

0
3468

Đó là nhận định của ông Lã Quốc Khánh – Phó giám đốc Sở du lịch TP.HCM tại diễn đàn “Xu hướng du lịch trực tuyến 2018”, một trong những hoạt động nằm trong Ngày hội du lịch TP.HCM đang diễn ra tại Công viên 23/9 (Q.1).

Du lịch trực tuyến bùng nổ

Bà Huỳnh Bích Trâm, Phó giám đốc Bộ phận Giải pháp Đo lường, Bán lẻ Công ty Nielsen Việt Nam (Tập đoàn Nielsen) cho biết: Dựa trên nghiên cứu của Tập đoàn Nielsen gần đây, có khoảng 60% khách hàng tham khảo thông tin nói chung và du lịch nói riêng qua mạng xã hội và khoảng 48% từ lời khuyên gia đình, bạn bè.

Điều đó cho thấy, công nghệ thông tin, mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi của người tiêu dùng.

Mức độ thu nhập của người dân ngày một lạc quan hơn và dự đoán đến năm 2020, sẽ có khoảng 55% dân số Việt Nam sử dụng internet. Do đó du lịch trực tuyến (tham khảo điểm du lịch, giá vé; đặt mua vé hoặc thay đổi vé; đặt giá phòng…) sẽ thật sự bùng nổ trong những năm sắp tới.

Du lịch trực tuyến đang là xu thế tất yếu.

Đồng quan điểm trên, bà Jenifer Châu – Giám đốc kinh doanh Facebook Việt Nam cho biết, hiện nay đã có sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong quá trình tiếp cận thông tin du lịch, đặt tour.

Trước, người dân tiếp cận thông tin thông qua báo, đài, truyền hình và thường đến tận công ty du lịch để đặt tour hoặc thông qua điện thoại. Ngày nay, hầu hết người tiêu dùng đều có điện thoại thông minh và tìm thông tin trên đó thông qua mạng xã hội, app điện thoại.

50% khách hàng chia sẻ họ thường trao đổi việc đặt tour với nhân viên tại các công ty du lịch thông qua tin nhắn trên Facebook thay vì gọi điện thoại như trước kia. Nhờ đó khả năng đặt vé của khách luôn cao hơn.

Năm bắt được xu thế này, hiện không ít doanh nghiệp du lịch đã nhạy bén áp dụng internet và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng. Chẳng hạn Tugo.com.vn – sàn du lịch trực tuyến dùng công nghệ thông tin để quản lý thông tin khách hàng và đặt vé, nhờ áp dụng phương thức digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) mà đi đến thành công.

Doanh nghiệp này thông qua Facebook, Youtube, Zalo… để tiếp cận khách hàng trên mọi phương diện, trong đó Facebook chiếm 70%. Sau hơn một năm triển khai, lượng khách đặt tour Hàn Quốc tăng lên 3.500 người.

Giới trẻ chính là đối tượng tìm hiểu du lịch qua internet, mạng xã hội facebook…

“Trước đây, mỗi nhân viên chỉ tiếp được 20 cuộc điện thoại/ngày. Nhờ công nghệ thông tin, mỗi nhân viên hiện tại có thể tiếp xúc được với hàng trăm khách hàng/ngày”, ông Nguyễn Duy Vĩ – Giám đốc marketing công ty Tugo cho biết.

Ăn nên làm ra, ngoài 3 văn phòng tại TP.HCM, doanh nghiệp này mạnh dạn mở thêm văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng. Sau 3 năm thâm nhập thị trường thông qua công nghệ thông tin, Tugo.com.vn là một trong những doanh nghiệp được Sở Du lịch TP.HCM vinh danh là doanh nghiệp startup (khởi nghiệp) thành công.

Không đứng ngoài cuộc, Công ty công nghệ du lịch Gotadi cho ra phần mềm đặt phòng và vé máy bay online. Với phần mềm này, dù khách đang ở đâu (thậm chí đang trên máy bay), chỉ cần nhấp chuột cũng có thể đặt được phòng, vé. Không thông qua con người, hiện doanh nghiệp này nhận được 500 vé máy bay/ngày.

“Tạo ra sản phẩm công nghệ của người Việt thì chúng ta mới tồn tại được, còn nếu cứ phụ thuộc vào nước ngoài sẽ thì chúng ta sẽ chết từ từ và Grab, Uber là một ví dụ điển hình”, ông Ngô Minh Đức, Giám đốc sáng lập tập đoàn HG và công ty Công nghệ Du lịch Gotadi bày tỏ quan điểm.

Nhiều người cho rằng, xu hướng du lịch trực tuyến chỉ phù hợp giới trẻ, khách hàng lớn tuổi vẫn trung thành với du lịch cổ điển. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, các doanh nghiệp phải nhìn ở tương lai xa vì 10 năm nữa lớp trẻ và trung niên sẽ sử dụng công nghệ thay thế lớp tuổi già hiện nay.

Hơn hết, nhu cầu du lịch, yếu tố quyết định tài chính đôi khi không thuộc người già quyết định mà ở lớp trẻ. Giới trẻ có độ tuổi từ 12 – 19 tuổi luôn có tác động rất lớn đối với người lớn tuổi.

Doanh nghiệp áp dụng trực tuyến đếm trên đầu ngón tay

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc xác định áp dụng công nghệ thông tin vào ngành du lịch và xu hướng du lịch trực tuyến là tất yếu. Tuy nhiên, hiện số lượng khách sạn áp dụng phần mềm công nghệ chỉ đếm đầu ngón tay, phần lớn tập trung ở các khách sạn năm sao là chính.

Riêng các doanh nghiệp du lịch có quan tâm sử dụng internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh chỉ dừng lại ở mức cơ bản, không đầu tư chuyên sâu để thu hút khách hàng hoặc điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu khó đổi mới chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân.

Để du lịch trực tuyến phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư, nhà nước hỗ trợ.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) nhận định du lịch là ngành tiếp xúc quốc tế mạnh mẽ. Tuy nhiên các khách sạn – nơi lượng khách du lịch tập trung đông lại là nơi tiếp cận công nghệ chậm nhất.

“Chúng ta đang bị nước ngoài khống chế và mỗi năm phải chi 20 – 30% chi phí cho họ nhưng nhiều doanh nghiệp khách sạn, du lịch lại không hề có cảm giác bị chi phối. Đây là điều rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch trực tuyến”, ông Dũng nói.

Trên thực tế, sở dĩ doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ thông tin còn ít là do nguồn nhân lực, chi phí quá cao. Ông Nguyễn Duy Vĩ, công ty Tugo cho biết, ngay năm đầu tiên áp dụng công nghệ, công ty đã lỗ 2 tỷ đồng. Do đó, các doanh nghiệp không dám “mạo hiểm” bỏ ngân sách lớn để thay đổi kiểu quảng cáo mới cho ngành này.

Có một thực trạng các công ty du lịch nhà nước vẫn còn tư duy không chuyển đổi, chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới dám thực hiện nhưng vẫn không được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Nước ngoài phát triển du lịch trực tuyến trước ta 20 năm, họ hơn ta về tiền nhưng họ lại không bị thanh tra, kiểm tra, nộp thuế.

Chưa kể, nhân viên du lịch tiếp cận công nghệ còn kém, phải mất thời gian dài họ mới thành thạo. Không ít doanh nghiệp phải bỏ tiền ra đào tạo lại nhân viên.

Trong khi các doanh nghiệp Việt đang chịu thanh tra kiểm tra rất nhiều lần trong năm, phải nộp đủ thứ thuế.

“Công nghệ Việt Nam quá kém. Chúng ta không có sản phẩm tốt, không được nhà nước bảo hộ, không có niềm tin, lại bị cạnh tranh từ nước ngoài thì làm sao phát triển”, ông Ngô Minh Đức bức xúc.

Để gỡ rối và tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch phát triển, tới đây, Sở Du lịch TP.HCM sẽ hợp tác với Facebook tập trung vào mảng du lịch như tạo ra những công cụ riêng về du lịch để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sự kiện giúp doanh nghiệp làm thế nào để quảng cáo hiệu quả trên Facebook; phối hợp với tập đoàn bán lẻ trực tuyến Amazon để doanh nghiệp quảng cáo du lịch.

Tới đây, công ty công nghệ Du lịch Gotadi sẽ đưa phần mềm đặt phòng, vé máy bay online vào các khách sạn 2 và 3 sao.

Dự kiến, đến cuối năm 2018 sẽ đưa 1.000 khách sạn áp dụng hệ thống này. “Trực tuyến đang là tất yếu nhưng công nghệ thôi chưa đủ mà còn cần ở chất lượng. Công nghệ tốt, giá cả phải chăng giúp người tiêu dùng có lợi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, tất cả phải được đi đôi với nhau”, ông Lã Quốc Khánh đề nghị.

Đến với Du Lịch Tugo bạn sẽ được thỏa sức trải nghiệm du lịch với một mức GIÁ CỰC MỀM so với thị trường (cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào), cùng đội ngũ NHÂN VIÊN NHIỆT TÌNH sẽ làm bạn hài lòng ngay từ trải nghiệm đầu tiên.

Liên hệ hotline: 1900 5555 43 | 028 7106 5543 để được tư vấn Miễn Phí.

Xem Thêm Các Chủ Đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here