Trong gia công cơ khí, người ta thường phân chia vật liệu thành hai nhóm chính là kim loại và phi kim. Nhóm kim loại lại được phân thành kim loại đen và kim loại màu. Vậy kim loại màu là gì, có vai trò như thế nào trong gia công cơ khí? Hãy cùng Lasercut tìm hiểu nhé.
1/ Kim loại màu là gì?
Kim loại màu là thuật ngữ chung chỉ nhóm các kim loại có màu, phân biệt với nhóm kim loại đen thường có màu đen.
Những kim loại màu thường được sử dụng trong chế tạo cơ khí bao gồm: Đồng, Nhôm, Kẽm, Thiếc,…
2/ Các loại kim loại màu thường dùng trong gia công cơ khí
+ Đồng
Đồng là kim loại màu có tính dẻo, độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ.
Đồng có nhiều tính năng ưu việt: độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao, ít bị ôxy hoá, có độ bền cao và độ chống ăn mòn tốt. Đồng còn có khả năng tạo nhiều hợp kim với các kim loại màu khác cho nhiều tính chất đa dạng.
Nhờ những tính năng ưu việt đó mà Đồng được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật điện: làm dây dẫn, làm các linh kiện điện tử.
Đồng còn được dùng để chế tạo đồng thau, đồng thanh và các hợp kim khác dùng trong chế tạo máy, chế tạo tàu biển, ôtô và nhiều thiết bị khác.
+ Nhôm
Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, Nhôm bền khi để trần ngoài không khí vì có một lớp mỏng ôxi hóa tạo thành rất nhanh bảo vệ Nhôm không bị ăn mòn. Nhôm có một số tính chất đặc biệt: nhẹ, không rỉ, dễ gia công, có khả năng tạo hợp kim với nhiều kim loại màu khác để có độ bền cơ học và độ bền chống ăn mòn.
Nhôm và hợp kim của nó được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không. Nó là vật liệu chính trong máy bay. Bởi vì nhôm nhẹ hơn khoảng ba lần so với thép và hợp kim đồng, và vì độ bền của hợp kim nhôm khá cao.
Trong ngành điện Nhôm được dùng làm dây dẫn và cáp điện, động cơ điện, biến thế. Hợp kim Nhôm cũng được dùng nhiều trong chế tạo máy do nó có tính đúc tốt, dễ điền đầy khuôn, đảm bảo độ chính xác cao đối với các chi tiết phức tạp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dễ dàng khắc chữ trên kim loại Nhôm.
+ Kẽm
Kẽm là kim loại có màu xám. Trong số kim loại màu kẽm là kim loại đứng vào hàng thứ ba về mức sản xuất sau nhôm và đồng. Kẽm có độ bền chống ăn mòn cao. Kẽm dễ dàng tạo hợp kim với nhiều kim loại màu khác cho các hợp kim có giá trị. Ngoài ra kẽm còn có tính đúc tốt.
Kẽm được dùng phổ biến nhất để tráng mạ lên sắt ở dạng tấm, ống, dây và các dạng chi tiết khác. Ngoài ra, Kẽm còn được dùng để chế tạo pin.
+ Thiếc
Thiếc có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp (232 °C), rất khó bị ôxy hóa. Người ta thường hay tráng thiếc lên bề mặt các kim loại khác để chống ăn mòn, như trong các tấm sắt tây dùng để đựng đồ thực phẩm.
Lĩnh vực chủ yếu sử dụng thiếc là làm đồ hộp (sắt tây). Thiếc còn dùng để sản xuất đồng thanh – hợp kim của Đồng và Thiếc. Một số lượng thiếc dùng ở dạng lá mỏng để bao gói. Gần đây người ta dùng thiếc trong hợp kim với nhôm và titian dùng trong kỹ thuật du hành vũ trụ.
3/ Các phương pháp gia công Kim loại màu
Hiện tại có nhiều công nghệ cắt gọt kim loại nói chung và kim loại màu nói riêng. Một vài phương pháp sau giúp gia công chất lượng, đảm bảo độ tinh xảo và tiết kiệm thời gian, chi phí mà bạn có thể tham khảo là:
+ Gia công cắt Plasma: là một quá trình phóng tia lửa hồ quang trong môi trường khí nén tạo luồng ion hóa có nhiệt năng và áp suất cao. Khi đó, tia Plasma làm nóng chảy kim loại tạo vết cắt mảnh.
Ưu điểm: Tốc độ cắt nhanh, có thể cắt được hầu hết các loại kim loại, nguồn nhiệt tập trung tại điểm cắt, nên không gây biến dạng vật liệu, vết cắt ít bị cứng, có thể gia công tinh bằng máy phay.
Nhược điểm: Đường cắt hơi bị nghiêng từ 0 – 10 độ (Bevel angle) tùy theo chất lượng của máy gia công cắt Plasma. Đối với kim loại mỏng (có độ dày < 5mm) thì độ nghiêng này không đáng kể, nhưng đối với kim loại dày > 5mm sẽ nhìn thấy rõ độ nghiêng của đường cắt. Phải gia công lại sau khi cắt để có được thành phẩm sắc nét hơn.
+ Gia công cắt Laser: là quá trình xử lý nhiệt trong đó tia Laser được dùng làm nóng chảy vật liệu. Tạo ra các thành phẩm theo yêu cầu và không phải gia công tinh lại.
Ưu điểm: Khắc Laser trên kim loại sẽ tạo những rãnh cắt hẹp, sắc cạnh, độ chính xác cao. Có thể cắt theo đường thẳng hay đường cong bất kỳ. Mép cắt sạch đẹp, không cần các bước gia công phụ thêm. Quá trình cắt nhanh chóng. Vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ, biến dạng nhiệt ít. Có năng suất cao, có thể tăng năng suất khi sử dụng các máy có điều khiển bằng chương trình NC, CNC.
Nhược điểm: Chiều dày cắt hạn chế trong khoảng 10 – 25 mm phụ thuộc vào công suất của nguồn Laser. Giá thành khi gia công cắt nhôm CNC bằng tia Laser khá cao so với các phương pháp khác, do sử dụng các loại máy có công nghệ tiên tiến.
4/ Cơ sở gia công kim loại màu chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian
Để chọn được cơ sở khắc Laser giá rẻ HCM, bạn có thể tham khảo tại Sơn Vũ.
Với hệ thống công nghệ hiện đại được đầu tư bài bản, bao gồm: Máy cắt kim loại Laser Fiber CNC, Máy cắt kim loại Plasma CNC, Máy cắt sắt Oxy-Gas CNC…, Lasercut đã làm hài lòng hàng triệu khách hàng trong 9 năm qua.
Đến với Sơn Vũ, khách hàng sẽ được hỗ trợ tận tình với giá thành hợp lý nhất.
Công nghệ cắt CNC Laser trên kim loại của Sơn Vũ có thể gia công kim loại với độ dày “khủng”: cắt sắt dày đến 25mm, cắt đồng thau dày đến 12mm, cắt nhôm và Inox dày đến 16mm. Đây là những độ dày chỉ có duy nhất Sơn Vũ mới có thể thực hiện được trên thị trường gia công Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt, khách hàng có nhu cầu cắt Plasma sẽ được ưu đãi gia công cắt CNC bằng công nghệ Laser với giá thành gần tương đương với Plasma.
Với kinh nghiệm là nhà chế tạo máy Laser CNC hàng đầu, Sơn Vũ đảm bảo tốc độ gia công và giao hàng cho quý khách nhanh chóng tối đa chỉ sau 2 ngày nhận dự án. Sơn Vũ còn thực hiện trọn gói dịch vụ để giảm bớt chi phí và công sức của khách hàng khi cung cấp dịch vụ vận chuyển và lắp đặt hoàn chỉnh tận nơi. Miễn phí giao hàng (bán kính nhỏ hơn 10km) với đơn hàng từ 20 triệu VNĐ trở lên.
Muốn gia công kim loại nhanh chóng, chất lượng và kinh tế: truy cập vào Lasercut hoặc gọi ngay Mr Vũ: 0949 23 05 76!
Nguồn: Lasercut.com.vn