Hiện nay có rất nhiều hình thức bảo lãnh định cư Mỹ, một trong những hình thức bảo lãnh phổ biến nhất là bảo lãnh theo diện hôn phu/hôn thê. Thế nhưng bảo lãnh theo diện này khả năng thành công lại không cao vậy lí do là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu như thế nào là “hôn phu/hôn thê”?
Bảo lãnh theo diện hôn phu/ hôn thê
Mỗi loại visa định cư có những ưu – nhược điểm khác nhau. Hiểu được điều này Di Trú & Quốc Tịch giúp bạn liệt kê những ưu – nhược điểm của visa K-1, để bạn có được những bước chuẩn bị thật chắc chắn cho hồ sơ của mình.
Ưu điểm:
- Không cần phải có giám định sức khoẻ về vấn đề thần kinh.
- Không cần đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Đăng ký kết hôn tại Mỹ thủ tục nhanh gọn và dễ dàng.
- Không cần phải tổ chức đám cưới tại Việt Nam
- Thời gian ngắn, thông thường một hồ sơ chỉ từ 6 – 10 tháng đương đơn sẽ được đi phỏng vấn
Nhược điểm:
- Ít cơ hội hơn để tạo bằng chứng về mối quan hệ vì khoảng cách địa lý.
- Phải chứng minh được mối quan hệ của cả hai người trong 2 năm gần nhất.
- Đương đơn và người bảo lãnh phaỉ gặp mặt trực tiếp ít nhất một lần trước khi nộp hồ sơ.
- Mối quan hệ chưa có sự ràng buộc rõ ràng.
- Đương đơn và người bảo lãnh phải kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến Hoa Kỳ, nếu không sẽ bị trục xuất.
- Đương đơn chỉ nhập cảnh Hoa Kỳ bằng visa không định cư nên sẽ không được xem là thường trú nhân ngay sau khi đến Hoa Kỳ.
- Sau khi đến Mỹ trong vòng 6-9 tháng đầu người được bảo lãnh không được rời nước Mỹ cho đến khi chuyển đổi tình trạng sang thẻ xanh có điều kiện.
- Đương đơn sẽ không được hưởng phúc lợi xã hội ngay sau khi đến Hoa Kỳ nếu chưa đăng ký kết hôn.
- Nhiều cơ hội sẽ bị Viên chức Lãnh sự truy hỏi về mối quan hệ với người bảo lãnh, chứng minh tình yêu là thật nên áp lực tâm lý rất nặng.
Bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê có những ưu và nhược điểm gì?
Bên cạnh đó Luật di trú Mỹ cũng có một số giới hạn cho người nộp đơn bảo lãnh theo diện hôn phu/ hôn thê. Hồ sơ có thể được giới hạn như sau:
- Đối với một người là công dân Mỹ thì luật di trú Mỹ giới hạn trong suốt cuộc đời của họ, họ chỉ được Sở di trú chấp thuận hồ sơ bảo lãnh Fiance 2 lần mà thôi.
- Trước khi mở hồ sơ bảo lãnh thì người bảo lãnh phải chưa từng có một hồ sơ bảo lãnh hôn thê/ hôn phu nào được Sở Di Trú chấp thuận trong vòng 2 năm gần nhất.
Nếu người bảo lãnh hôn phu/ hôn thê rơi vào 1 trong 2 trường hợp trên thì người mở hồ sơ bảo lãnh hôn phu/ hôn thê phải nộp đơn để xin miễn bị giới hạn, và phải giải trình được lý do tại sao việc giới hạn này gây khó khăn cho họ bằng những bằng chứng cụ thể như: tài chánh, hoàn cảnh gia đình, vấn đề sức khoẻ,… Và hồ sơ xin miễn bị giới hạn phải được Sở di trú chấp thuận thì người bảo lãnh mới có thể mở hồ sơ.