Làm thủ tục du lịch Mỹ thăm người thân như thế nào?

0
2959
Thủ tục xin visa du lịch Mỹ theo diện thăm thân nhân không quá phức tạp, chỉ cần bạn rõ ràng và minh bạc khi làm thủ tục đi du lịch Mỹ thì việc bạn xin được visa đi qua Mỹ thật không khó.
Để có được visa nhập cảnh người xin visa du lịch tự túc phải chứng minh rõ với Sứ Quán (SQ) Mỹ hai vấn đề chính sau đây:
1) Mục đích sang Mỹ và khả năng tài chính.
2) Ràng buộc và chắc chắn sẽ quay trở về VN trước thời hạn / giá trị của Visa du lịch.
Trong đó số 1 là rất QUAN TRỌNG, quan trọng hơn phần số 2. Đồng thời bạn phải chuẩn bị được tất cả những hồ sơ nêu trong danh mục cần nộp, và thân nhân của bạn bên Mỹ cũng phải chuẩn bị những hồ sơ khác cho việc xin visa.
Du lịch qua Mỹ thăm thân thân
Phần 1: Chứng minh Mục đích sang Mỹ:
1. Bạn cần phải có những giấy tờ gốc (original doc.) chứng minh được mối quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh, hộ khẩu, hôn thú… những giấu tờ này sẽ trình ra cho Nhân viên phỏng vấn, không cần dịch sang tiếng Anh hay công chứng.
Bạn cũng nên có thêm các ảnh gia đình, nếu chụp từ lâu thì càng tốt, nhằm củng cố cho mối quan hệ.
2. Bạn cần nên có một bản “Chương trình Thăm viếng” thân nhân tại Mỹ, ghi chi tiết, rõ ràng, liệt kê đầy đủ những địa điểm dự kiến sẽ đến, họ tên / mối liên hệ và người liên lạc, số điện thoại, địa chỉ, …
3. Về tài chính: người thân của bạn bên Mỹ sẽ lo tất cả chi phí cho chuyến viếng thăm của bạn, nếu vậy thì bạn không cần phải làm Form I-134, và người thân bên Mỹ làm bảo trợ phải có bằng chứng rõ ràng về tài chính, thu nhập của mình.
Hiện nay, người bảo lãnh cho bạn nếu có công việc ổn định, có tài khoản với số dư (account balance) khoảng $20.000 USD là đủ tốt cho hồ sơ của bạn. Xin lưu ý rằng có rất nhiều cách khác nhau để chứng minh tài chính của người thân.
Phần 2: Chứng minh sự ràng buộc và chắc chắn bạn sẽ phải trở về VN: 
Việc chứng minh, làm sáng tỏ lý do bạn sẽ quay về VN sau khi thăm viếng người thân bên Mỹ, bạn cần cho Sứ Quán Mỹ thấy được bạn đang có những ràng buộc quan trọng, không thể nào rời bỏ Việt Nam.
Những sự ràng buộc này là rất đa dạng, tùy vào từng hoàn cảnh, từng cá nhân, ví dụ như các ràng buộc về tài chính của bạn: tài sản bạn sở hữu có giá trị lớn như bất động sản, công ty, tiền trong ngân hàng, doanh thu lớn hàng tháng, … Đồng thời, bạn phải có những giấy tờ bản gốc, hợp pháp sở hữu những tài sản này xuất trình tại buổi phỏng vấn.
Ngoài tài chính, thì sự ràng buộc gia đình cũng là điều bạn cần chứng minh rõ. Bạn cho SQ thấy mối quan hệ gia đình không thể rời bỏ được, ví dụ: là có vợ / chồng / con nhỏ / bố mẹ già, … còn đang cư trú tại Việt nam.
Tại buổi phỏng vấn, bạn nên đem theo ảnh gia đình trong thời gian qua để chứng minh mình có quan hệ dài lâu và liên tục với những người thân.
Thêm vào đó, nên bổ sung vào hồ sơ những lá thư của thân nhân trong gia đình gửi đến SQ, đồng ý, ủng hộ chuyến viếng thăm nước Mỹ của bạn.
Một sự ràng buộc khác là Nghề nghiệp / Chuyên môn / Vị trí xã hội của bạn, có thể bạn đang làm một công việc, vị trí quan trọng, điều hành của chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, cửa hàng, công ty tư nhân, …
Những giấy tờ Người thân cần phải gửi về Việt nam:
1. Thư mời sang thăm viếng, do người bảo lãnh đi Mỹ viết cho bạn: thư mời này phải nêu rõ mục đích, thời gian thăm viếng và những cam kết về tài chính (nếu có). Thư có thể viết bằng tiếng Việt, nhưng nếu là tiếng Anh thì tốt hơn.
2. Thư cam kết bảo lãnh tài chính cho chuyến đi của bạn, thư này phải có công chứng (Notarized Affidavit of Support), thư này nêu rõ chuyến đi của bạn sẽ được đài thọ toàn bộ từ chi phí của người thân bên Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn tự lo tất cả chi phí cho chuyến đi Mỹ, thì bạn không cần có thư này.
3. Người thân của bạn có thể công chứng văn bản này ngay tại ngân hàng của họ, hay ở các Văn phòng dịch vụ pháp lý. Đây là một bản cam kết về tài sản, quan hệ cá nhân và trách nhiệm đối với người thân khi sang thăm nước Mỹ.
Số dư tài khoản (Account Statement) cần phải có khi người thân của bạn bên Mỹ đứng ra lo tài chính cho chuyến đi của bạn. Lưu ý: số dư tài khoản phải khớp với con số khai trong I-134. Người bảo lãnh tài chính nên có số dư tương đối cao, tài khoản được mở trên 6 tháng.
4. Người đứng ra bảo trợ tài chính cho bạn cũng cần phải gởi về Bản Khai Thuế của năm vừa qua, (gọi là Copy of Income Tax Return Form): Nếu người thân của bạn mới đến Mỹ, có thể họ sẽ chưa có văn bản này, vì vậy nếu họ muốn bảo lãnh tài chính cho bạn, thì nên đợi đến khi có bản này. Đây là một bằng chứng tài chính quan trọng chứng tỏ người bảo lãnh có thu nhập hợp pháp tại Mỹ.
5. Các Biên lai nhận lương gần nhất, mà ít nhất là 2 lần nhận lương gần nhất (Two Latest Payment).
6. Giấy chứng nhận làm việc, nhân viên: (Letter Job)
Đây là một chứng minh quan trọng về tình trạng làm việc của người thân của bạn, thư này cần phải được ký bởi cá nhân có chức năng và dùng mẫu thư chính thức của công ty. Trong thư này cần ghi rõ số đăng ký của công ty, có thể SQ sẽ kiểm tra sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp hay không.
7. I-20, I-129 và I-94 (Copy of I-20.I-129 and I-94):
Đây là các bằng chứng quan trọng không thể thiếu về tình trạng cư trú hợp pháp của người thân, con em của bạn đang ở Mỹ. Nên nhớ là thân nhân, con em của bạn không thể mời bạn ở lại lâu hơn thời hạn ghi trên I-94. Vì thế nếu I-94 sắp hết hạn thì phải khớp hạn đó với giấy mời và lịch trình thăm viếng.
8. Bản photocopy toàn bộ các trang trong Hộ chiếu của người thân. Nếu hộ chiếu của họ sắp hết hạn, tốt nhất bạn nên khuyên họ làm cái mới.
9. Lịch trình và các chi tiết chuyến viếng thăm nước Mỹ: bạn cần ghi rõ các điểm đến, người liên hệ tại địa chỉ đó, số điện thoại.
10. Người thân mời bạn du lịch sang Mỹ nên có một thư riêng của họ, gửi đến nhân viên phỏng vấn khẳng định tình trạng hợp pháp của họ tại Mỹ, khẳng định thu nhập, khẳng định mối quan hệ thân nhân với bạn. Người này cũng khẳng định, tin tưởng bạn sẽ trở về.
Những giấy tờ bạn cần có: 
1. Đơn xin cấp visa (visa application): kèm theo ảnh chụp theo đúng yêu cầu của LSQ là 5×5. Nếu ảnh chụp không đúng yêu cầu thì hồ sơ sẽ bị trả về và sẽ mất luôn tiền lệ phí phỏng vấn.
2. Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác chứng minh quan hệ gia đình / huyết thống. Cần đem theo bản gốc, cần dịch sang tiếng Anh. Nếu không có giấy tờ cụ thể thì có thể chứng minh bằng những ảnh chụp gia đình.
3. Hộ khẩu của người thân: Cần đem theo bản gốc.
4. Giấy chứng nhận đang công tác (Job Letter): đây là bằng chứng về những ràng buộc xã hội và nghề nghiệp.
5. Thư viết tay của các thành viên khác trong gia đình đồng ý và ủng hộ chuyến viếng thăm nước Mỹ của bạn.
6. Các bằng chứng về sở hữu tài sản, tiền mặt để chứng tỏ bạn cũng có khả năng trang trải chi phí của chuyến đi (nếu thân nhân bảo lãnh tài chính cho bạn, thì không phải làm mục này).
Những tài khoản này nên mở ít nhất là 6 tháng, nếu không thì coi như không có giá trị bởi vì LSQ Mỹ luôn biết rõ người VN có thói quen … “vay mượn” cho vào tài khoản. Các giấy tờ khác có thể là giấy tờ sở hữu nhà, sở hữu thiết bị, nguyên vật liệu, …
Những giấy tờ này cần đem bản gốc. Đây không những là bằng chứng về năng lực tài chính mà còn là bằng chức về những ràng buộc tài chính/tài sản không thể rời bỏ tại Việt Nam.
7. Các loại giấy tờ khác:
Nếu bạn hay người thân ở Mỹ có tham gia sinh hoạt Tôn giáo, ví dụ: Chùa, Nhà thờ, thì nên xin một giấy giới thiệu từ Sư Trụ trì, Linh mục địa phương.
Văn hóa của người Mỹ là rất coi trọng tôn giáo và những người có đạo. Nếu thân nhân của bạn có được sự tín nhiệm của một nhóm hay một cộng đồng nào đó thì việc có một thư giới thiệu từ cộng đồng đó là việc nên làm.
Ngoài ra là cần phải có nhiều ảnh chụp các sinh hoạt trong gia đình, nghề nghiệp, xã hội trong một thời gian dài nộp kèm trong hồ sơ để chứng minh những ràng buộc mà mình nên trên là có thật và có chứng cứ rõ ràng.
Cũng nên có một thư tay của chính thân nhân của bạn gửi đến SQ, cách này sẽ chủ động giảm bớt những yếu điểm (nếu có). Nếu giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì Nhân viên của SQ sẽ không hỏi nhiều, cơ hội có visa là rất cao đối với người lớn tuổi.
Hồ sơ cần được tập hợp, đóng lại cẩn thận trong một tập hồ sơ. Trang đầu tiên là mục lục cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Ở cuối mỗi tài liệu nên đánh số trang để người phỏng vấn có thể mở xem một trang nào đó cụ thể một cách nhanh chóng.
Các vấn đề khác bạn cần lưu ý: 

1. Visa thăm thân nhân sẽ có thời hạn 1 năm (có thể đi sang Mỹ bất kể ngày nào trong vòng 1 năm kể từ ngày có visa) và được phép ra vào nhiều lần không giới hạn (multiple entry).

 Visa thăm thân nhân sẽ có thời hạn 1 năm
2. Khi đến các sân bay / cửa khẩu nước Mỹ, chắc chắn các Nhân viên Di Trú Mỹ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi mang tính xác minh lần nữa: Bạn vào Mỹ làm gì? Bạn nên trả lời chính xác mục đích chuyến thăm viếng nước Mỹ, đưa cho họ xem bản chương trình thăm viếng nước Mỹ đã nói ở trên (bảng tiếng Anh). Căn cứ vào những điều đó, Nhân viên Di Trú Mỹ sẽ cho bạn ở lại Mỹ trong bao lâu, thường hiện nay (2011) tối đa là 6 tháng. Thời hạn này sẽ được ghi vào Form nhập cảnh I-94 của bạn.
3. Trước khi hết thời hạn ghi trên I-94, nếu bạn muốn ở thêm thì có thể xin gia hạn. Mỗi lần gia hạn được thêm 6 tháng.
4. Trường hợp các bạn đã đi Mỹ trước đó, lần sau xin visa thì bạn vẫn phải làm hồ sơ đẩy đủ như lần thứ nhất, không thiếu gì cả. Thêm vào đó, trong thư giải trình của bạn gửi SQ, bạn nên cho Nhân viên phỏng vấn biết là bạn đã từng qua Mỹ và cung cấp cho họ số I-94 hoặc số visa của mình lần trước để họ tiện kiểm tra.
5. Cuối cùng, bạn nên mua bảo hiểm sức khỏe để tránh rủi ro, cho dù chuyến đi của bạn chỉ vài tuần. Xin liên lạc với chúng tôi để biết thêm thông tin về bảo hiểm sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here