Gãy Xương Đòn Bao Lâu Thì Lành ?

0
5032

Chấn thương là một điều mà mọi người đều không mong muốn, tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt, lao động, chơi thể thao nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị chấn thương. Và gãy xương đòn là một trường hợp gãy xương thường gặp.

Để điều trị gãy xương đòn, trước hết phải khẳng định là bạn đã khám và điều trị đúng phương pháp. Tùy vị trí tổn thương mà cần can thiệp mổ đặt nẹp vít, bó bột hay chỉ nẹp cố định bạn ạ. Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh là xương dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở. (xem thêm trung tâm vật lí trị liệu tphcm)
Gãy xương đòn thường gặp ở người ngã đập vai xuống đất. Xương đòn hay bị gãy ở đoạn giữa, đôi khi có thể bị gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài, nhất là phía đầu ngoài xương đòn. Loại gãy này phức tạp vì đầu ngoài xương đòn có dây chằng neo giữ. Xương gãy kèm theo mảnh gãy có dính dây chằng làm đầu ngoài xương đòn không được giữ lại nên gồ lên dưới da. Xương đòn gãy hay bị di lệch vì phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trên, đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay.

Gãy xương đòn bao lâu thì lành 

Điều trị gãy xương đòn có thể phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể:
– Điều trị gãy xương đòn không cần phẫu thuật khi xương đòn bị gãy không di lệch, bằng các phương pháp như: đeo đai xương đòn, sử dụng thuốc giảm đau kết hợp vật lý trị liệu.
– Điều trị gãy xương đòn bằng phẫu thuật khi xương đòn bị gãy có di lệch bằng nẹp vít hoặc đinh. Phẫu thuật sẽ giúp nắn chỉnh xương gãy ngay ngắn và cố định xương gãy ở vị trí tốt nhất trong khi chờ xương lành.
Với trường hợp của bạn gãy xương đòn trái kèm di lệch và đã phẫu thuật bằng nẹp vít thì sẽ mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường sau khoảng 3-4 tháng. Hầu hết những bệnh nhân gãy xương đòn sẽ vận động tốt trong vòng 3 tháng sau đó tùy vị trí gãy, mức độ ra sao và có đáp ứng tốt với cách chữa trị không,… Trong thời gian đó bạn cần thăm khám và theo dõi thường xuyên tình trạng của mình để được tư vấn thời điểm hoạt động phù hợp và lấy vít ra lúc thích hợp. Tuyệt đối không được vận động quá sớm vì có thể khiến gãy nẹp hoặc xương bị di lệch, phải phẫu thuật lại như ban đầu.( xem thêm tập vật lí trị liệu cho người bị tai biến)
Bên cạnh đó, việc phục hồi chức năng cũng để phục hồi vận động và sức mạnh vai là cần thiết, do đó hãy cố gắng thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bài tập này thường bắt đầu với các vận động nhẹ nhàng và tăng dần theo thời gian liền xương. Việc tập luyện liên tục rất quan trọng trong phục hồi lại hết biên độ vận động nên bạn cần chú ý.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here