Đau dây thần kinh tọa là một căn bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 30 tuổi đến 60 tuổi, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Đây là một bệnh lý mạn tính khó chữa, vì vậy cần kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với việc tập các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
Tập vật lý trị liệu cho bệnh đau dây thần kinh tọa tại các phòng tập vật lý trị liệu TPHCM
Bệnh đau dây thần kinh tọa và nguyên nhân
Đau dây thần kinh tọa là một thuật ngữ y khoa, mô tả tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông): Đau dọc tại cột sống thắt lưng xuống mông, đùi và chân. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nam giới, trong lứa tuổi 30 – 60.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh đau dây thần kinh tọa, trong đó 90 – 95% số bệnh nhân bị đau lưng thần kinh tọa do những nguyên nhân sau:
– Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu.
– Nguyên nhân hiếm gặp hơn như: Viêm nhiễm tại vùng cột sống thắt lưng, tổn thương do bệnh lao, chấn thương cột sống, u, viêm dây thần kinh đơn thuần do virus, vv..vv..
– Để chữa khỏi bệnh đau dây thần kinh tọa thì việc tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng để có thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thần kinh tọa
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị đau thần kinh tọa
– Chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, đây là bước quan trọng nhất. Từ đó điều trị theo căn nguyên gây bệnh.
– Kết hợp giữa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trong giảm đau và phục hồi chức năng vận động của đau thần kinh tọa.
– Phòng ngừa các thương tật thứ phát và các biến chứng có thể xảy ra.
– Can thiệp phẫu thuật: Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết và những phương pháp bảo tồn không có hiệu quả.
2. Các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng dây thần kinh tọa
Trường hợp người bệnh nặng cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm trên giường cứng, phẳng. Tránh nằm nệm, võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh các vận động mạnh như: Đột ngột xoay người, chạy nhảy, cúi gập người xuống hay cố vươn để lấy một vật nào đó ngoài tầm với.
– Các phương pháp nhiệt trị liệu: Tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng (Hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm). Lưu ý: Không dùng phương pháp này trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính gây đau thần kinh tọa.
– Phương pháp điện trị liệu: Điện xung, điện phân, dòng tens, dòng giao thóa. Các phương pháp này có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa.
– Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp: Di động mô mềm vùng thắt lưng và bên chân bị bệnh để trị bệnh. Thông qua cơ chế phản xạ và cơ học, các kỹ thuật này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, chuyển hóa dinh dưỡng và hệ bài tiết, điều hòa quá trình bệnh lý, giúp thư gãn gân cốt, khớp sâu và giảm đau.
– Kéo giãn cột sống: Có thể thực hiện bằng tay, trong giai đoạn cấp. Hoặc bằng máy kéo giãn trong giai đoạn bán cấp và mạn tính. Thường áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần thực hiện 15 – 20 phút. Thường chỉ định sử dụng trong các trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Có tác dụng làm giảm áp lực nội khớp, và đồng thời làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp. Đặc biệt là dây chằng dọc sau, làm giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh hoặc đĩa đệm, hạn chế các cơn đau.
– Các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng thần kinh tọa: Các bài tập như xoay từng chân, xoay hai chân, nâng từng chân lên một, nghiêng khung chậu,… được thực hiện với mục đích làm tăng cường sức mạnh cơ. Đồng thời, điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thần kinh tọa, vùng đùi và vùng bụng. Các cơ này sẽ trợ giúp trong việc bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn.
Khi điều trị căn bệnh này, bệnh nhân thường phải kết hợp vật lý trị liệu hồi phục chức năng thần kinh tọa với nhiều biện pháp khác nhau. Do đó, người bệnh cần đến các trung tâm phục hồi chức năng tích cực phối hợp điều trị để có kết quả chữa bệnh tốt nhất.
Xem thêm các chủ đề: