Bài Tập Vận Động Cho Người Sau Tai Biến

0
3107

Tập vật lý trị liệu sau tai biến đặc biệt quan trọng bởi đây là phương pháp có thể giúp người bệnh hồi phục chức năng cũng như có thể hòa nhập vào cuộc sống như một người bình thường, không còn mặc cảm khi phải làm phiền người khác trong việc sinh hoạt cá nhân của bản thân. Vậy bài tập vật lý trị liệu như thế nào sẽ giúp người tập hồi phục nhanh khả năng vận động tay chân? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các bài tập vận động dành cho người sau tai biến nhé.

1. Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến
Phục hồi chức năng cho bàn tay và cánh tay bao gồm các bài tập chức năng cùng vật lý trị liệu nhằm tăng cường kiểm soát cơ bắp và giảm co cứng
– Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động của cánh tay và có thể  được hỗ trợ bởi các thiết bị phụ trợ.
– Tập các bài tập  kéo giãn cánh tay ít nhất 3 lần 1 ngày.
– Di chuyển cánh tay nhẹ nhàng, kéo căng cơ bắp tùy theo khả năng chịu đựng.
– Giữ tư thế kéo giãn ít nhất trong 60 giây.
– Dùng ngón tay mở ra đóng vào liên tục ngăn kéo tủ hoặc cánh tủ.
– Giữ 1 chiếc túi sách trên tay, sau đó cho một vật nặng vào, có thể tăng trong lượng từ từ.
Các bài tập đơn giản trên cần tập luyện lặp đi lặp lại hàng ngày để kích thích não bộ. Đồng thời nên kết hợp các bài tập này với nhau khi không có sự trợ giúp của người khác.

Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến

Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến

Xem thêm về chủ đề tập vật lý trị liệu ở đâu

2. Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng 

Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng

Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng

Bài tập này cần có người hướng dẫn và luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ bệnh nhân.
– Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân.
Bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
– Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt.
Bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
– Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân.
Hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.
Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song…) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
– Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
Hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.

Tập dồn trọng lượng lên chân liệt

Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.

– Tập đứng thăng bằng trên hai chân.
Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).

Trên đây là một số gợi ý về các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến và phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến. Các bài tập này bệnh nhân nên tập từ dễ đến khó ngay tại nhà được, giúp bệnh nhân có thể nhanh phục hồi tái hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội.

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here