Mất ngủ không đơn giản chỉ là một triệu chứng bình thường mà nó còn mang đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác. Một trong những nguy cơ mà mất ngủ gây ra đó là đột quỵ. Theo một nghiên cứu cho thấy, rối loạn giấc ngủ như mất ngủ và ngưng thở khi ngủ có liên quan đến nguy cơ đột quỵ và khả năng phục hồi.
Mất ngủ không đơn giản chỉ là một triệu chứng bình thường mà nó còn mang đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng
Xem thêm về Các phòng tập vật lý trị liệu
Y khoa thế giới chia rối loạn giấc ngủ thành 4 hình thái cơ bản là mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức ngủ và các rối loạn đi kèm giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới công việc mà còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Người bị mất ngủ dài hạn có thể giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, giảm 1/3 tuổi thọ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ còn có nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ não, đột tử…
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra đột quỵ
Xem thêm về tap vat ly tri lieu sau tai bien
Rối loạn nhịp thở khi ngủ thường gặp hơn ở những người lớn tuổi và đặc biệt với những người đã bị đột quỵ.
Rối loạn chức năng thở khi ngủ diễn biến thường xuyên ở bệnh nhân đột quỵ, khoảng 53% bệnh nhân có triệu chứng khó thở – thở kém sau 4 tuần.
Ngủ nhiều xuất hiện sau một vài kiểu đột quỵ nhất định, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Có đến một nửa bệnh nhân đột quỵ bị mất ngủ trong những tháng đầu sau đó, ⅔ mất ngủ trước khi bị đột quỵ. 12-13% mắc hội chứng chân không yên khi ngủ trong vài tuần đầu sau đó.
Điều trị chứng mất ngủ kịp thời để bảo vệ sức khỏe và chất lượng công việc
Xem thêm về tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
Mất ngủ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nên người bị mất ngủ nên điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như công việc và cuộc sống của mình. Việc điều trị mất ngủ chủ yếu là hạn chế các vấn đề tiêu cực về tâm lý, giải tỏa căng thẳng, không sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều, luyện tập thể dục thể thao điều độ. Bên cạnh đó việc đi ngủ đúng giờ, đủ giấc cũng là một giải pháp giúp hạn chế chứng mất ngủ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để điều trị nếu chứng mất ngủ nặng và kéo dài để kịp thời ngăn chặn các ảnh hưởng xấu kéo theo, nhất là chứng đột quỵ bất ngờ.
Có thể bạn quan tâm: