Trong cái nắng chói chang của mùa hè, làn da sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự mất nước dưới da và tác động của ánh nắng mặt trời trên da. Nhiều người đã tìm mua kem chống nắng để bảo vệ da. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng phải được sử dụng đúng cách mới phát huy tốt hiệu quả.
Tia cực tím và tác hại trên da
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng làm chuyển hóa vitamin D nên chống được còi xương. Nhưng tia cực tím còn có tác dụng không tốt khác như làm bỏng da, sạm da, lão hóa da, gây nhăn nheo. Ở một số trường hợp, nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể đối mặt nguy cơ ung thư da.
Người ta chia cực tím (Ultra Viole – viết tắt là UV) làm 3 loại theo độ dài bước sóng: tia UVA, B và C. Trong số này, tia UVC là nguy hiểm nhất, nhưng trên đường chiếu xuống bề mặt trái đất, chúng bị hấp thu hầu hết bởi tầng ozone. Các tia UVA và UVB ảnh hưởng nhiều nhất cho da, gây bỏng nắng, cháy da, sạm da và nhăn da…
Cần dùng kem chống nắng đúng cách để đạt được hiệu quả.
Tia UVA có độ đậm cao nhất vào thời gian giữa trưa và đi qua tất cả các lớp của da xuống tận hạ bì. Khi tia này tiếp xúc với bề mặt da không được che phủ sẽ có thể gây bỏng với mức độ nhẹ là ban đỏ nhạt, hơi rát. Những tia xuyên sâu xuống trung bì và hạ bì gây rám từ từ, kéo dài và có thể gây thoái hóa một phần tổ chức liên kết tạo thành các nếp nhăn da do ánh nắng. Tia UVA còn phối hợp với tia UVB gây ung thư da trong một số trường hợp.
Tia UVB có năng lượng cao và gây hại nhiều. Tia này đi qua thượng bì xuống trung bì. Nó tác động vào các tế bào ở lớp sừng và các lớp nông của thượng bì gây bỏng nắng mạnh hơn tia UVA: da đỏ lên, phù nề, bỏng rát…, thậm chí có thể gây rám kéo dài. Mặt khác, tia UVB còn kích thích tổng hợp sắc tố gây nên sạm da muộn và kéo dài, mức độ gây sạm nặng hơn tia UVA và ngày càng tăng lên.
Sau đây là các cách mua và dùng kem chống nắng hiệu quả nhất:
1. SPF càng lớn càng tốt
Hầu hết chúng ta có xu hướng cho rằng số SPF ghi trên chai càng lớn thì kem chống nắng đó càng tốt. Đúng vậy, đó là một sự thật mà chẳng ai có thể phủ nhận. Nói chung, bạn không nên chọn cho mình kem chống nắng có SPF dưới 15. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải chọn cho mình kem có SPF trên 90 bởi không hẳn là nó có khả năng chống nắng cao hơn, hay bám trên da lâu hơn hoặc có hiệu quả hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn kem chống nắng có chứa SPF trên 15 là dưới 50.
2. Hiểu rõ sự khác biệt
Trong trường hợp bạn đang băn khoăn giữa mồ hôi và công thức không thấm nước hoặc mồ hôi và công thức chịu nước, thì bạn nên biết rằng đã có luật cấm các công ty sản xuất kem chống nắng không được sử dụng cụm từ không thấm mồ hôi và không thấm nước. Vậy nên, bây giờ bạn chỉ có thể chọn cho mình kem chống nắng với công thức giúp chịu được mồ hôi và nước. Vậy nên, nếu bạn đang chuẩn bị ra ngoài, hãy chọn cho mình kem chống nắng với công thức chịu nước, nó sẽ giúp bảo vệ bạn tới 80 phút cho tới lúc bạn phải thoa lại kem.
3. Da nhạy cảm
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đang có bệnh về da, bạn nên chọn cho mình kem chống nắng cho trẻ em để tránh những tác động tiêu cực đến là da của mình. Bởi lẽ, kem chống nắng cho trẻ em có chứa ít chất kích thích, hoá chất các loại hơn là các công thức cho người lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh chọn kem chống nắng có chứa nước hoa hoặc cồn.
Một điều quan trọng khi chọn mua kem chống nắng, đó là tìm xem trên lọ kem của bạn in là bảo vệ phổ rộng hay bảo vệ phổ UVA/UVB. Cả hai loại tia này đều rất nguy hiểm và là nguồn cơn của căn bệnh ung thư da, nên tìm hiểu kỹ xem loại kem chống nắng của bạn có thể bảo vệ bạn khỏi tia nào là một ý kiến thông minh. Trong khi tia UVB có thể gây cháy nắng thì UVA lại là tác nhân của nếp nhăn.
5. Bôi sớm
Thời điểm tốt nhất để bôi kem chống nắng, đó là trước khi ra ngoài khoảng 15-20’. Nhờ vậy, da bạn mới được hấp thụ đầy đủ nhất những tác dụng của kem chống nắng.
6. Bôi đúng cách
Bạn không nên dùng kem chống nắng cho cơ thể để thoa lên mặt, bởi da mặt thường mỏng hơn, trong khi bề mặt da trên cơ thể lại dày hơn, chịu được những hoá chất thường có trong kem chống nắng cho cơ thể. Tốt hơn hết, bạn nên chọn mua kem chống nắng riêng cho mặt, sau đó thoa theo thứ tự: Các loại thuốc trị mụn, nám (nếu bạn sử dụng), dưỡng ẩm, kem chống nắng, kem nền, phấn bột và phấn hồng. Nhiều chuyên gia về da liễu còn khuyên bạn nên sử dụng phấn bột có chứa SPF để tăng hiệu quả.
7. Tốt hơn hết là bôi!
Càng ngày, càng có nhiều loại kem chống nắng dạng xịt xuất hiện. Chúng có vẻ tiện lợi và nhanh hơn, nhưng thực ra lại không cho hiệu quả nhiều bằng chống nắng dạng kem. Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng bạn có thể sẽ đối mặt với nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm độc khi xịt kem chống nắng và vô tình hít phải.
8. Nguyên liệu cần tránh
Khi lựa chọn kem chống nắng, việc khó hiểu nhất chính là khi bạn phải nghiên cứu thành phần của chúng. Nhưng để chúng tôi giúp ngắn nó giúp bạn, bạn nên tránh 3 thành phần chính sau đây: Oxybenzone, Paraben và Retinyl palmitate. Oxybenzone và Paraben làm tăng nguy cơ ung thư vú trong khi Retinyl Palmitate có thể gây ung thư da.
9. Đừng quên thoa lại kem
Đừng nghĩ rằng bạn thoa kem một lần và thế là đủ! Mồ hôi, nước biển, nước bể bơi sẽ khiến kem chống nắng trôi đi nhanh chóng. Vậy nên, tốt hơn hết là bạn nên thoa kem lại đều đặn sau 2 tiếng. Thậm chí, quá trình này còn nên được đẩy nhanh hơn khi bạn đi bơi hoặc đi biển.