Các giai đoạn và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

0
3802

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung ( cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng ). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. Tuổi thường gặp của ung thư cổ tử cung là khoảng 30- 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45-55, rất hiếm ở phụ nữa dưới 20. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giai đoạn và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

1. CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

ung-thu-co-tu-cung-2
                                      Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

+ Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư vẫn còn ở lớp bề mặt và chưa thâm nhập vào sâu bên trong các mô.

+ Giai đoạn I: Khi các tế bào ung thư đã đi sâu hơn và không nằm bên ngoài nữa thì bệnh chuyển sang giai đoạn I.

– Giai đoạn IA: Ở giai đoạn phụ này, các tế bào ung thư chỉ có thể xác định được bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi.

Giai đoạn IA1: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư xâm nhập vào trong cổ tử cung 3mm.

– Giai đoạn IA2: Lúc này, các tế bào ung thư đi sâu vào cổ tử cung từ 3-5mm và nhỏ hơn 7mm về bề rộng.

-Giai đoạn IB: Đây là khi các tế bào ung thư có thể được xác định mà không cần nhìn qua kính hiển vi.

– Giai đoạn IB1: Trong giai đoạn này các tế bào ung thư đã phát triển nhưng chưa lớn hơn 4cm.

– Giai đoạn IB2: Trong giai đoạn này các tế bào ung thư lớn hơn 4cm.

+ Giai đoạn II

Trong giai đoạn này của ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư đã xâm lấn các mô lân cận, nhưng bị hạn chế trong khu vực vùng chậu.

– Giai đoạn IIA: Lúc này, tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên nhưng chưa ảnh hưởng đến phần dưới của âm đạo.

– Giai đoạn IIB: Đây là khi tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô ở dạ con.

+ Giai đoạn III

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã ảnh hưởng đến các khu vực dưới của âm đạo.

– Giai đoạn IIIA: Chỉ có các khu vực dưới của âm đạo bị ảnh hưởng và ung thư được giới hạn ở khu vực đó.

– Giai đoạn IIIB: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan rộng ra thành vùng chậu và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu tới bàng quang.

+ Giai đoạn IV

Trong giai đoạn này, các khu vực khác của cơ thể ngoài cổ tử cung cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, bệnh ung thư cổ tử cung đã trải qua các giai đoạn trên và trở chuyển sang di căn.

– Giai đoạn IVA: Bàng quang hoặc trực tràng bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.

– Giai đoạn IVB: Giai đoạn này của ung thư được coi là giai đoạn nặng và hết khả năng chữa trị bệnh. Thậm chí các cơ quan ở xa tế bào ung thư cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

2. CÁCH PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

+ Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp

+ Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Cách này giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9-10 đến 25-26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.

ung-thu-co-tu-cung-4
                             Tiêm vacxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung

+ Xét nghiệm PAP smear: Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường sớm để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện thường qui mỗi năm 1 lần.

+ Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.

+ Thực hiện an toàn tình dục: sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

+ Tránh xa thuốc lá, và các chất kích thích.

+ Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.

+ Bên cạnh đó thực phẩm cũng là yếu tố phòng ngừa ung thư hữu hiệu như : Dâu tây, sô cô la, gừng và nghệ, trà xanh, rau cải, rượu vang đỏ, …

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phòng ngừa ung thư bằng phương pháp thuốc uống.

Nguồn: tổng hợp