Du lịch trực tuyến: Kho báu chờ khai thác

0
2400

Tại diễn đàn Du lịch trực tuyến 2018 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức (trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2018), các đại biểu đều cho rằng, du lịch trực tuyến giống như kho báu khổng lồ chờ ngành kinh tế xanh khai thác.

Du khách tìm hiểu thông tin tour, tuyến trên bảng điện tử tại gian hàng Công ty Vietrantour. Ảnh: Hồ Hạ

Trải nghiệm công nghệ nhận ưu đãi

Hưởng ứng chủ đề “Du lịch trực tuyến, du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0” của VITM Hà Nội 2018 đang diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, từ khâu chuẩn bị sản phẩm, thiết kế gian hàng, các DN du lịch tham gia đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, hỗ trợ khách.

Đơn cử, Vietrantour đặt 4 màn hình cảm ứng để khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin. HanoiRedtours sẽ giảm thêm 200.000 đồng, miễn phí giao dịch cho 100 du khách đầu tiên thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, SCB…

Áp dụng công nghệ vào du lịch

Trong khi đó, Vietravel sắp đặt khu trải nghiệm ứng dụng đặt tour trực tuyến trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Tại gian hàng còn đặt 4 màn hình Led 52” cảm ứng và có nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện thao tác tìm đặt tour trực tuyến, theo dõi các trang mạng xã hội của Vietravel trên Facebook hay Zalo.

Đặc biệt, Vietravel cũng có những ưu đãi đặc biệt dành cho du khách trải nghiệm công nghệ tại gian hàng như: Nhận coupon giảm giá tour khi check in Facebook hay ấn nút theo dõi trên Zalo của Vietravel; Nhận quà ưu đãi khi đặt mua các sản phẩm mở bán tại hội chợ trên trang web Travel.com.vn. Ngoài ra, để dễ dàng và chủ động tìm kiếm lịch trình tour, du khách chỉ cần một thao tác đơn giản scan QR code được tích hợp sẵn trong chương trình tour, thay vì phải in các tờ rơi chương trình gửi cho khách hàng.

“Mỏ vàng” du lịch trực tuyến

Việc đi đầu trong ứng dụng công nghệ du lịch trực tuyến đã giúp Vietravel giảm thời gian, tăng khả năng quản trị, giảm công sức nhân viên cũng như ban quản lý, tăng doanh thu bán hàng cho các kênh online và đại lý bán lẻ.

Đến nay, lượng khách đặt tour trực tuyến của Vietravel đạt trên 20% doanh thu, tỷ lệ đặt tour trực tuyến tăng trung bình khoảng 5%. Đặc biệt, chỉ năm thứ ba gia nhập thị trường du lịch trực tuyến, Công ty CP Dịch vụ du lịch và thương mại Tugođã đạt doanh thu 400 tỷ đồng, con số rất ấn tượng với một công ty khởi nghiệp.

Du lịch trực tuyến “Mỏ vàng đang bị bỏ ngỏ”

Ông Võ Anh Tài – Tổng Giám đốc Saigontourist cho rằng, du lịch trực tuyến chính là mỏ vàng của ngành công nghiệp không khói. Ông Tài dẫn chứng: “Với việc tiên phong đẩy mạnh CNTT trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng từ du lịch trực tuyến rất khả quan. 10 tháng gần đây, doanh thu từ booking trực tuyến của Saigontourist đạt khoảng 129 tỷ đồng”. Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Giám đốc TransViet cũng cho biết, sau khi đưa ứng dụng đặt dịch vụ của TransViet trên điện thoại di động, chúng tôi đã giảm được nhân sự và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời, giảm sai sót trong quá trình làm việc.

Tuy việc phát triển du lịch trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng các DN vẫn thẳng thắn thừa nhận, ở Việt Nam lĩnh vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Bởi tuy tỷ lệ người Việt sử dụng internet tăng nhưng thói quen, tập quán tiêu dùng online còn hạn chế. Nguyên nhân là trình độ, năng lực sử dụng công cụ ứng dụng còn yếu. Mặt khác, phương thức, nền tảng thanh toán còn khiến nhiều người e ngại về bảo mật, nên thích sử dụng những kênh truyền thống song song. Và thực tế, doanh thu từ du lịch truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn doanh thu của DN.

Hướng đến câu lạc bộ DN du lịch trực tuyến

Các DN các sàn trực tuyến, đại lý Việt Nam như Gotadi.com, Tugo.com.vn, VnTrip.vn, Ivivu.com, Chudu24.com, Mytour.vn… xuất hiện tại thị trường nội địa muộn và đang đương đầu với những DN lớn toàn cầu đã thành công trong du lịch trực tuyến như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com.

Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử, các đại lý du lịch trực tuyến này gần như đang độc chiếm thị trường Việt Nam với 80% thị phần. Phần lớn du khách quốc tế, thậm chí, ngay cả các “thượng đế” trong nước cũng sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Hệ thống đặt vé và phòng khách sạn trực tuyến Gotadi.com cũng nhận định thị phần đặt phòng trực tuyến tại các khách sạn ở Việt Nam đang tăng nhanh, chiếm 30% – 40% tổng lượng khách ở mỗi khách sạn, tuy nhiên các DN nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, đang chiếm lĩnh thị trường này ở Việt Nam.
Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Việt Nam chưa hoàn thiện về mặt pháp luật là một rào cản lớn đối với du lịch trực tuyến. Cộng thêm các DN trong nước gặp khó khăn về vốn, tài chính, công nghệ, trong khi khâu kết nối với các DN công nghệ chưa tốt. Bởi vậy, ông Bình cho rằng, giải quyết những thách thức này phụ thuộc rất lớn vào cái bắt tay của các DN du lịch và công nghệ. “Hiệp hội du lịch sẽ sớm thành lập câu lạc bộ các DN du lịch trực tuyến để bàn những vấn đề nóng cần giải quyết. Từ đó, tìm ra hướng hợp tác chặt chẽ hơn, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ từ phía Nhà nước” – ông Bình chia sẻ.

Đến với Du Lịch Tugo bạn sẽ được thỏa sức trải nghiệm du lịch với một mức GIÁ CỰC MỀM so với thị trường (cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào), cùng đội ngũ NHÂN VIÊN NHIỆT TÌNH sẽ làm bạn hài lòng ngay từ trải nghiệm đầu tiên.

Liên hệ hotline: 1900 5555 43 | 028 7106 5543 để được tư vấn Miễn Phí.

Xem Thêm Các Chủ Đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here