Ho là bệnh thường mắc phải những lúc giao mùa. Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ho và những món cháo chữa ho:
1. Ho là gì?
Bị ho
Ho trước hết là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Cơ chế này được vận hành như sau: khi cơ thể tiếp xúc với dị vật, vi sinh vật trong môi trường, cơ thể sẽ có phản ứng để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp. Trong trường hợp này, ho là phản xạ tức thì của cơ thể
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ho lại là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Những vi khuẩn hoặc vi rút gây ra các bệnh lý này làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, co thắt, bị chèn ép… làm tổn thương niêm mạc. Các chất như nhảy mũi, nhày họng, đờm cũng có thể là nguyên nhân gây ra ho. Các trường hợp trẻ nhỏ ăn uống bị sặc cũng có thể gây ra ho.
Thời gian ho cũng rất khác nhau, nhiều trường hợp bị ho kéo dài trong nhiều ngày, cơn ho lúc ngắn nhưng cũng có những lúc rất dài, làm cho người bị ho cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Các Dạng Bệnh Ho – Triệu Chứng
- Ho khan:
Ho khan là dạng ho không có chất dịch nhầy trong họng, khi mắc chứng ho này bệnh nhân vẫn cảm thấy bình thường không nặng ngực và khó thở, tuy nhiên người bệnh có các biểu hiện ngứa rát cuống họng và khàn giọng có thể là mất tiếng.
- Ho Có Đờm
Ho có đờm là chứng ho kèm theo khạc ra chất nhầy đặc hoặc đờm, ho có đờm là biểu hiện khi bạn mắc phải các chứng bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng hoặc ngạt mũi, khi mắc chứng ho có đờm người bệnh thường cảm thấy mệt khó thở, do các chất dịch nhầy chèn vào đường thở, khi không được điều trị kịp thời để lâu có thể dẫn đến suy hô hấp.
- Ho kéo dài
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể bị hen phế quản, lao phổi, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản… Thời gian ho có thể kéo dài mấy tháng, thậm chí cả năm. Ho thường nặng hơn khi về đêm và khi có thời tiết lạnh.
Ho kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Ho từng cơn
Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể đã mắc bệnh ho gà. Cơn ho thường đến vào ban đêm và kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như chảy nước mắt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, dẫn tới mất ngủ.
Ho từng cơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi
- Ho ra máu tươi
Là một trong những triệu chứng rất nguy hiểm. Nó cảnh báo người bệnh có thể đã bị laoo phổi hoặc viêm phế quản mạn tính hay giãn phế quản, Nếu phát hiện ho ra máu tươi, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
- Ho dị ứng
Đây là loại ho chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị kê thuốc chống dị ứng để bệnh nhân dùng thì cắt cơn. Do đó loại ho này được gọi là ho dị ứng.
Làm thế nào để không bị ho?
Để phòng bệnh, chúng ta nên giữ vệ sinh môi trường, thường xuyên lau dọn nhà cửa để tránh các các dị vật vào đường hô hấp, tránh các mầm bệnh, vi khuẩn và vi rút có hại. Mỗi người cũng cần giữ vệ sinh các nhân, thường xuyên đánh răng, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn. Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc lá, thuốc lào, xì gà… nếu chúng ta không muốn xảy ra các vấn đề về tim mạch, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quan, lao phổi. Riêng các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em và người già, nên tránh tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá.
Nếu mới bị ho hoặc bị ho nhẹ, có thể sử dụng một vài loại thảo dược để chữa trị. Cách chữa dân gian như này được áp dụng khá nhiều, vì các loại thảo dược rất lành tính, giá thành rẻ. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị và áp dụng các bài thuốc dùng thảo dược lại rất công, mất thời gian, chưa kể liều lượng chúng ta dùng có thể không được chuẩn xác. Hiện nay trên thị trường đã có loại thuốc ho chiết xuất từ thảo dược như Tỳ bà điệp, Xuyên bối mẫu, Cát cánh được các nhà khoa học nghiên cứu liều lượng chuẩn xác, hiệu quả cáo màtiện dụng, an toàn, và không có tác dụng phụ cho người sử dụng.
Nếu bị ho nặng tiếng, có đờm đặc, ho kéo dài hoặc ho ra máu, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh sớm. Đối với các trường hợp này, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh hoặc tự mua thuốc về điều trị, vì trong một số thuốc có dẫn chất của thuốc ức chế hô hấp.
2. Những món cháo chữa ho
Để phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của phổi, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc tốt cho phổi, trị ho xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Cháo đào nhân: Đào nhân 15g, đường đỏ vừa đủ, gạo thơm 50g.
Đào nhân bỏ vỏ, cho cùng gạo thơm vo sạch và đường đỏ vào nồi đất nấu cháo loãng.
Công dụng: Hoạt huyết thông kinh. khỏi ho bình suyễn. Dùng cho các chứng huyết hư tắc kinh, đau bụng kinh, táo bón, ho, khí suyễn, đau tức ngực, tăng huyết áp. Nên dùng trước khi có kinh nguyệt 5 ngày. Phụ nữ mang thai và người đại tiện lỏng không nên dùng.
Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm.
Công dụng: Nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho, phổi khô, viêm khí quản…
Cháo sơn dược, hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ.
Cháo sơn dược, hạnh nhân
Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lẫn lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hoà với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được.
Công dụng: Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu…
Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ.
Công dụng: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí.
Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan, hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu…
Cháo nước mía: Nước mía 100-150g, gạo thơm 50g.
Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi, cho 0,3 lít nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo.
Công dụng: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, nhuận táo khỏi ho…
Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón.
Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g.
Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lơn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được.
Công dụng: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng.
Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản…
Cháo hoa bạch lan: Hoa bạch lan 4 bông, táo đỏ 50g, mật ong 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g.
Nụ hoa bạch lan hái vào sáng sớm, táo đỏ bỏ vỏ thái sợi, cho gạo nếp đãi sạch vào nồi, thêm một lít nước, đầu tiên đun sôi, sau đun nhỏ lửa, nấu thành cháo, cho táo đỏ, hoa bạch lan, đường trắng, và mật ong vào đun qua là được.
Công dụng: Hết đờm, khỏi ho, lợi niệu, hành khí đục. Dùng cho các chứng ho có đờm, tiểu ít mà đỏ, sơn lam chướng khí.
Cháo nho: Nho khô 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g.
Cháo nho khô gạo nếp
Gạo nếp đãi sạch, cho vào nồi cùng với một lít nước và nho khô, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu đến khi được cháo, cho đường trắng vào là được, chia ăn vài lần trong ngày
Công dụng: Ích khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phiền khát, lợi tiểu tiện.
Dùng cho các chứng khí huyết hư nhược, phế hư, tim loạn nhịp, mồ hôi trộm, phong thấp đau mỏi, đái dắt, phù thũng…..
Cháo mật ong, tùng nhân: Tùng tử nhân 30g, mật ong vừa đủ, gạo nếp 50g.
Tùng tử nhân nghiền nát cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi, nước 0,4 lít, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau nấu nhỏ lửa, cháo chín cho mật ong vào là được. Ngày một bát chia hai lần ăn nóng
Công dụng: Dùng cho chứng bệnh phổi khô, ho khan, không đờm hoặc ít đờm, da khô và táo bón do tuổi già, hậu sản, cơ thể yếu, khô họng. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện lỏng và dạ dày căng chướng không nên dùng.
Cháo lạc nhân, táo đỏ: Lạc nhân 50g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ, gạo nếp 100g.
Lạc nhân để cả vỏ đỏ giã nát, táo đỏ rửa sạch bỏ vỏ, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 0,8 lít, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo, cho đường phèn vào đến khi tan hết là được. Ngày ăn hai lần sáng, tối
Công dụng: Kiện tỳ khai vị, nhuận phế trừ đờm, thanh lợi hầu. Dùng cho chứng ho đờm suyễn, tỳ vị bất hoà.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn!
Nguồn: Tổng hợp