Cũng như hầu hết các công cụ tài chính khác, Crypto cũng khiến rất nhiều người trên thế giới e ngại. Tuy đã có một số tổ chức mở rộng vòng tay để đón nhận, nhưng vẫn có những cá nhân / tổ chức khác như JPMorgan lại có quan điểm khá khác biệt. Hãy xem xét mối quan hệ thú vị giữa JPMorgan và Crypto đã có trong những năm qua.
1/ Tháng 11 năm 2016 – JP Morgan phát triển Quorum
JPMorgan đã đăng một bài báo vào tháng 11 năm 2016 về Quorum, một nền tảng private blockchain được công ty này phát triển bằng cách sử dụng giao thức Ethereum.
Là một thành viên sáng lập của EEA (Enterprise Ethereum Alliance), JPMorgan đã phát triển Quorum theo yêu cầu của EEA nhằm mang lại khả năng mở rộng, bảo mật và quyền riêng tư cho blockchain Ethereum. Mục đích của việc làm này là giúp các tổ chức kiểm soát tốt việc sử dụng và tiếp cận dữ liệu thông qua blockchain.
Quorum bảo vệ thông tin nhạy cảm của người dùng bằng cách sử dụng tiền mã hóa và chỉ cho phép người được ủy quyền truy cập dữ liệu giao dịch cụ thể xem nội dung thông tin. Và khoảng 18 tháng sau, vào tháng 4 năm 2018, JPMorgan đã test blockchain Quorum với một số ngân hàng tham gia.
2/ Tháng 9 năm 2017 – Jamie Dimon nghi ngờ khả năng phát triển của tiền mã hóa
Với tư cách là một công ty, JPMorgan không hề có mối quan hệ thù địch với tiền mã hóa, nhưng với tư cách cá nhân, Giám đốc điều hành Jamie Dimon của họ lại có thái độ cực kỳ tiêu cực đối với tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng.
Dimon không chỉ gọi không gian này là nơi để gian lận mà ông còn mạnh dạn tuyên bố rằng nếu ông ta thấy bất kỳ ai trong công ty trade Bitcoin, ông ta sẽ “sa thải họ ngay lập tức” vì trade coin là trái với pháp luật và “ngu ngốc”.
Dimon giải thích lý do mình lại có thái độ tiêu cực với Bitcoin và tiền mã hóa:
“Nó tồi tệ hơn hội chứng hoa tulip. Nó sẽ không kết thúc tốt đẹp. Ai đó sẽ chết vì nó.”
Sau khi Dimon bày tỏ sự nghi ngờ về tiền mã hóa vào tháng 9, Bitcoin giảm 2% và được trade ở mức $ 4.106,23. Tuy nhiên, một vài ngày sau đó nó đã vượt mốc $ 8.000 lần đầu tiên, chứng minh rằng các nhà đầu tư không quan tâm đến tuyên bố của Dimon.
JPMorgan (cũng giống các ngân hàng khác như Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley) cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các thị trường CME sử dụng dịch vụ môi giới có kỳ hạn của họ.
Sự khác biệt duy nhất là – chỉ JPMorgan có một CEO đã cực kỳ ghét Bitcoin.
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Hướng dẫn cách đổi Bitcoin ra tiền mặt VND.
3/ Tháng 2 năm 2018 – Thái độ ‘lồi lõm’
Khi tiền mã hóa nhún nhường sau khi Bitcoin đạt đến đỉnh cao nhất trong tháng 12/2017, một số ngân hàng (bao gồm JPMorgan) đã ngừng xử lý các giao dịch mua tiền mã hóa bằng thẻ tín dụng, với nguyên nhân thị trường đang biến động.
Vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, JPMorgan đã gửi báo cáo hàng năm cho SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ). Báo cáo nói rằng tiền mã hóa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và đưa ra các ví dụ minh họa các khía cạnh đầy rủi ro của chúng.
Trong báo cáo chỉ rõ rằng sự gia tăng của tiền mã hóa sẽ khiến các ngân hàng chi tiêu nhiều tiền hơn để thích nghi với sản phẩm của họ và xoa dịu khách hàng, do đó các ngân hàng sẽ mất rất nhiều tiền trong quá trình này.
“Cả các tổ chức tài chính và các đối thủ phi ngân hàng đều phải đối mặt với rủi ro mà việc xử lý thanh toán và các dịch vụ khác do các công nghệ này mang lại, chẳng hạn như tiền mã hóa, không đòi hỏi phải có bên trung gian.”
4/ Tháng 5 năm 2018 – Tạo chiến lược crypto
JPMorgan đã thông báo vào tháng 5 rằng họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo chiến lược tài sản tiền mã hóa. Vị trí này đã sớm được Oli Harris ngồi vào, và hiện ông đang là người xử lý các dự án tiền mã hóa của tổ chức.
Trách nhiệm của Harris không bao gồm trade coin mà thay vào đó, họ sẽ phải kiểm tra việc sử dụng blockchain và tiền mã hóa và tạo ra các chiến lược để mang lại lợi ích cho các quy trình của JPMorgan.
5/ Tháng 8 năm 2018 – Jamie Dimon lại phê phán Bitcoin – lần nữa
Jamie Dimon bày tỏ quan ngại của mình đối với Bitcoin một lần nữa vào tháng trước, ông cho rằng thị trường tiền mã hóa là một trò lừa đảo và không quan tâm đến nó.
Thảo luận về triển vọng kinh tế của Mỹ tại Annual Summer Celebration Gala lần thứ 25 của Aspen Institute, Dimon lại lần nữa chỉ trích Bitcoin, nhắc lại những ý kiến ông đã nói hồi năm ngoái. Dimon vẫn quả quyết rằng loại tiền mã hóa lớn nhất thế giới là một vụ lừa đảo. Ông cũng đề xuất rằng các chính phủ nên đóng cửa các công ty tiền mã hóa vì chính quyền không thể kiểm soát được công cụ tài chính mới này.
6/ Tháng 8 năm 2018 – Jamie Dimon thay đổi lập trường của mình về Bitcoin
Harvard Business Review (Tạp chí Kinh doanh Harvard) đã nói chuyện với Dimon vào tháng 8, tạp chí đã cho biết rằng JPMorgan đang trong quá trình thử nghiệm công nghệ blockchain vì nó có thể được sử dụng cho một số ứng dụng trong tổ chức.
Jamie Dimon đã kiềm chế không nói về tiền mã hóa nhưng ông đã cho thấy sự tin tưởng của mình đối với blockchain. Theo Dimon,
“Có lẽ tôi không nên nói thêm về tiền mã hóa. Nhưng nó không giống như vàng hoặc tiền pháp định, những thứ được pháp luật, cảnh sát và tòa án bảo vệ. Mặt khác, Blockchain là có thật. Chúng tôi đang thử nghiệm và sẽ áp dụng nó vào rất nhiều lĩnh vực.”
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Tỷ giá Bitcoin hôm nay.
7/ Thay đổi nhận thức
Sau một thời gian, rất nhiều lập trường đã được thay đổi, vì vậy, rất khó để dự đoán JPMorgan thực sự nghĩ gì về tiền mã hóa. Nhưng với những phát biểu gần đây của CIO JPMorgan, Lori Beer, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, và nó đã giúp người dùng hiểu được quan điểm của công ty về blockchain.
Vào tháng 8 năm 2018, Beer cho rằng công nghệ blockchain sẽ sớm thay thế các công cụ tài chính hiện hành.
Theo Beer, tổ chức cần tạo ra một nền tảng blockchain ổn định để có thể đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như của các khách hàng của họ. Beer nói:
“Chúng tôi hiện đang có rất nhiều kế hoạch. Chúng tôi đã phát minh ra một blockchain với mã nguồn mở dựa trên Ethereum. Công nghệ blockchain thực tế chưa giải quyết được vấn đề về quyền riêng tư và khả năng mở rộng mà chúng tôi cần. Chúng tôi đã hợp tác với Hyperledger và Enterprise Ethereum Alliance. Việc áp dụng công nghệ này trong kinh doanh rất quan trọng. Chúng tôi đang phát triển để công nghệ này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới.”
Cô cũng nói rằng tổ chức hiện đang đánh giá không gian tiền mã hóa, làm rõ rằng họ sẽ chỉ hỗ trợ các loại tiền tệ và thị trường đã được cho phép hoạt động.
Mặc dù điều này không giúp công ty có bước tiến gần hơn các thị trường tiền mã hóa, nhưng sự quan tâm của họ đối với việc phát triển của công nghệ blockchain cũng đã cho người dùng thêm niềm tin về lời hứa mà blockchain sẽ mang lại cho thế giới tài chính.
Trên đây là những thông tin mà các nhà đầu tư nên tham khảo. Ngoài ra nếu bạn muốn cập nhật thêm các kiến thức về: có nên chơi Bitcoin, hướng dẫn cày Bitcoin, kỹ thuật Trade Coin, tỷ giá Bitcoin hôm nay, sàn giao dịch Bitcoin ở Việt Nam,.. thì có thể đến với Pink Blockchain.
Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình giá Bitcoin hiện tại cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể.
Hãy đến với Pink Blockchain – kênh thông tin về tiền mã hóa hàng đầu Việt Nam!
Có thể bạn quan tâm:
- San giao dich Bitcoin o Viet Nam?
- Www onecoin eu la gi? Tiền ảo đa cấp cần tránh xa
- Điều gì khiến dong tien Ethereum trở nên khác biệt?
Nguồn: Pinkblockchain.com