Việc hỗ trợ điều trị phục hồi bằng các phương pháp tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến thường được quan tâm lên hàng đầu. Dưới đây là quy trình tập vật lý trị liệu đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não gồm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu
Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.
Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm ngược lại.
Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.
Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.
2. Giai đoạn sau
Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên.
Tập luyện chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên
Xem thêm về: Tập vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất cho người tai biến mạch máu não?
Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.
Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.
Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:
+ Người bệnh đứng cạnh bàn, cài các ngón tay hai bên vào nhau, xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay sát xuống mặt bàn, duỗi thẳng hai tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên hai tay và cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa .
+ Người bệnh ngồi trên ghế dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và gấp cổ tay về phía mu tay sau đó đặt xuống mặt ghế cạnh thân, lòng bàn tay sát mặt ghế, dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang phía bên tay liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.
+ Đề phòng co rút gân gót và các cơ gấp ngón chân: dùng một cuộn băng đặt dưới ngón chân bên liệt , sau đó đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Nếu đứng không vững người bệnh có thể vịn vào thành ghế bên cạnh để đỡ .
+ Đề phòng vận động duỗi khuỷu tay và dạng khớp vai: người bệnh nằm ngửa cài các ngón tay hai bện vào nhau, duỗi thẳng ra trước, sau đó một người khác giữ tay liệt duỗi thẳng rồi dạng từ từ xuống phía bên cho đến khi tay nắm sát mặt giường và tạo với thân một góc khoảng 90 độ. Người trợ giúp xoay ngửa bàn tay người bệnh, dùng một tay dạng và duỗi các ngón, còn tay kia làm duỗi tối đa các ngón tay còn lại.
Qúa trình phục hồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ liệt, sức khỏe người bệnh, ở những người trẻ thì tiến trình hồi phục sẽ nhanh hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi.
Xem thêm các chủ đề:
- Phòng tập vật lý trị liệu Tphcm
- Trung tâm phục hồi chức năng Tphcm
- Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
- Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
- Vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất
- Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
- Chữa liệt dây thần kinh số 7