Quy trình phỏng vấn visa du học Mỹ như thế nào?

0
2165
Phỏng vấn đi Mỹ là bước quan trọng quyết định tấm vé du học của bạn. Vì vậy bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước phỏng vấn. Dưới đây là một số thông tin giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa đi Mỹ của minh.
Quy trình phỏng vấn đi Mỹ như thế nào?

Quy trình phỏng vấn xin visa di Mỹ:

1. Xếp hàng
Tại ngày phỏng vấn theo như lịch hẹn, bạn đến phòng Lãnh sự quán Mỹ tai Việt Nam (Hà Nội – 170 phố Ngọc Khánh, TP. Hồ Chí Minh – số 4 Lê Duẩn, Quận 1) trước hoặc chậm nhất 20 phút so với giờ hẹn. Đến nơi bạn sẽ phải xếp hàng theo sự chỉ dẫn của nhân viên và chờ đến lượt vào bên trong phòng chờ phỏng vấn (từ 3-5 người/ lượt).
2. Lấy số thứ tự và nộp hồ sơ
Vào đến phòng phỏng vấn, bạn bấm máy lấy số thứ tự theo sự chỉ dẫn của nhân viên. Nhớ lấy cả 2 liên, xếp hàng đến lượt nộp hồ sơ cho nhân viên lãnh sự kèm theo 1 liên số thứ tự. Sau khi nộp hồ sơ bạn ngồi chờ đến lượt gọi thứ tự của mình hiển thị trên bảng điện tử và loa thông báo.
Bạn đến lấy số thứ tự theo sự chỉ dẫn của nhân viên
 
 
3. Lấy dấu vân tay
Đến lượt gọi, bạn lấy dấu vân tay theo sự chỉ dẫn của nhân viên lãnh sự, sau đó tiếp tục ngồi chờ lượt gọi phỏng vấn.
4. Phỏng vấn
Vào các cửa theo thông báo để trả lời phỏng vấn. Thường thì trong một buổi phỏng vấn du học Mỹ sẽ gồm 2 người, một người phỏng vấn và 1 người phiên dịch, họ ngồi, còn bạn đứng trong suốt quá trình phỏng vấn đi du học Mỹ, bình quân 1 cuộc phỏng vấn du học Mỹ chỉ kéo dài 3-5 phút. Bạn và người phỏng vấn cách nhau bởi 1 tấm kính dày, phía dưới tấm kính, người ta làm một cái khay nhỏ âm ở dưới để bạn chuyển hồ sơ vào trong, người ta sẽ hỏi bạn thông qua 1 cái loa nên bạn yên tâm là cách nhau như vậy thì sẽ không nghe được nhé, nhưng riêng bạn phải cố gắng trả lời to, rõ.
5. Ghi phiếu SMS và rời khỏi phòng phỏng vấn – Cuộc phỏng vấn hoàn tất.
Khi bạn đạt yêu cầu, hộ chiếu của bạn sẽ được lãnh sự giữ lại. Bạn ra quầy SMS làm thủ tục để Lãnh sự quán gửi trả visa và hộ chiếu của bạn tận nhà. Lúc này bạn sẽ nộp cho quầy SMS liên thứ 2 số thứ tự của bạn. Sau đó bạn ra về chờ ngày nhận visa và thu xếp hành lý cho chuyến đi. Trường hợp bạn không đạt yêu cầu, hộ chiếu của bạn sẽ được trả lại, bạn rời khỏi phòng phỏng vấn ngay lập tức.

Để có buổi phỏng vấn tốt nhất bạn cần chuẩn bị:

Thứ nhất: Chuẩn bị đầu đủ hồ sơ học tập và tài chánh, Bạn cần chú ý tập phỏng vấn kỹ lưỡng, hình dung ra cách người ta hỏi bạn như thế nào, và bạn trả lời thế nào sao cho thuyết phục nhất, chứng minh được bạn không có ý định nào khác ngoài mục đích đi học thực sự và sau khi tốt nghiệp sẽ quay về Việt Nam.
Thứ hai: Nói dõng dạc và nhìn vào mắt người đối diện; Gương mặt nên thể hiện sự vui vẻ, gần gũi, không căng thẳng quá, trang phục lịch sự, chỉnh tề.
Thứ ba: Bạn cần hiểu rõ động cơ, mục đích học tập cá nhân, nội dung chương trình học. Đối với sinh viên cao học và nghiên cứu sinh, bạn cần nắm vững đề tài và kế hoạch nghiên cứu cụ thể, khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu trong tương lai ở Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ sẽ thường bao gồm các câu hỏi liên quan đến:

– Câu hỏi về thông tin cá nhân, gia đình
– Kết quả học tập ở Việt Nam
– Kế hoạch học tập tại Mỹ
– Câu hỏi về chứng minh tài chính
– Câu hỏi thể hiện sự nhạy bén trong phản ứng và ý định có quay về Việt Nam
Để bạn có thể hình dung buổi phỏng vấn xin visa đi Mỹ du học như thế nào và chuẩn bị tốt nhất các câu phỏng vấn, sau đây là những câu hỏi nhân viên Phòng Lãnh sự có thể hỏi bạn:
  • Bạn sẽ học ở đâu, chuyên ngành gì?
  • Sau khi học xong, bạn sẽ làm gì với những kiến thức và kinh nghiệm bạn có được?
  • Đây là lần đầu tiên bạn nộp hồ sơ xin thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ phải không?
  • Nếu câu trả lời là “không”, câu hỏi tiếp theo có thể là: Lần đầu tiên bạn đến Hoa Kỳ khi nào? Mục đích của chuyến đi ấy là gì? Bạn học/làm việc ở đâu? Bạn sang Hoa Kỳ bao nhiêu lâu?
  • Bạn có ý định, có kế hoạch ở lại Hoa Kỳ sau khi học xong không?
  • Điều gì đảm bảo bạn có thể theo học chương trình mà bạn đã lựa chọn?
  • Gia đình bạn, hay người đỡ đầu có đủ khả năng chi trả các khoản tài chính cho bạn hay không?
  • Nếu trong giấy tờ của bạn có ghi tên người đỡ đầu, hoặc người bảo trợ, câu hỏi tiếp theo có thể là: Người đó là ai, quan hệ như thế nào với bạn? Người đó sẽ đảm bảo những chi phí nào cho bạn, trong thời gian bao nhiêu lâu?
  • Bạn có người thân, cha mẹ, anh, chị em ruột hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ hay không? Nếu có, hiện họ đang làm gì ở đó?
  • Bạn đã có gia đình chưa? Nếu có, vợ hoặc chồng bạn có đi cùng hay không?
  • Bạn có con chưa? Con bạn có đi cùng hay ở lại Việt Nam?
  • Bạn định khi nào sẽ tốt nghiệp/hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình?
  • Điểm đến đầu tiên ở nước Mỹ của bạn là nơi nào?
Và còn nhiều câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn, liên quan đến những thông tin bạn đưa ra trong câu trả lời của mình, cũng như thái độ của bạn và ấn tượng bạn tạo ra cho nhân viên Phòng Lãnh sự. Bạn nên phân tích những câu hỏi này để tìm ra những câu trả lời thích hợp nhất, đáp ứng những yêu cầu mà nhân viên Phòng Lãnh sự đưa ra.

Có thể bạn quan tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here