Khi viết một lá thư xin việc, điều quan trọng hàng đầu là phải sử dụng một LỜI CHÀO thích hợp.
Cho dù lá thư của bạn được gửi qua đường bưu điện hay internet thì LỜI CHÀO cũng phần nào khẳng định dấu ấn cá nhân của bạn với nhà tuyển dụng. Lời chào đầu thư sẽ khác nhau tùy thuộc vào công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển. Một lá thư được viết để xin việc trực tiếp tại công ty hay một lá thư được viết để xin việc qua Mail hoặc các Trang web tìm việc làm uy tín, hay một lá thư được viết để xin việc từ người thân giới thiệu đều có những cách chào hỏi khác nhau mà bạn nên nắm chắt để có được cơ hội cao nhất cho công việc mà bạn mong muốn.
Lời chào đóng vai trò rất quan trọng trong thư xin việc
Tại sao Lời Chào Đầu Thư lại quan trọng?
Vì lời chào là điều đầu tiên người nhận sẽ thấy khi họ đọc thư xin việc của bạn, điều quan trọng là bạn phải truyền đạt mức độ quen biết và tôn trọng một cách hợp lý.
Lời chào thường lệ như “Xin chào” và “Chào” có thể làm cho bức thư của bạn có vẻ không chuyên nghiệp. Điều này làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không biết gì về nơi mình sắp ứng tuyển và cũng không chịu tìm hiểu về nó để đưa ra được một lời chào vừa cụ thể vừa phù hợp cho người mà bạn đang nộp đơn.
Những sai lầm này ngay lập tức có thể tác động cực xấu đến cơ hội mà nhà tuyển dụng có thể mời bạn đến phỏng vấn, đặc biệt nếu các ứng viên khác có kỹ năng và kinh nghiệm Chào hỏi không tốt thì bạn sẽ bị loại ngay từ vòng “gửi xe”. Vì thế cần phải học cách chào hỏi nhà tuyển dụng ngay từ bây giờ bạn nhé!
Tầm quan trọng của lời chào đầu thư
Khi nào nên sử dụng từ “Kính chào” trong thư xin việc
“Kính chào” chỉ nên được sử dụng cùng với tên riêng của người, chính vì vậy nếu bạn biết chính xác người đang tuyển dụng mình là ai hoặc bộ phận mà bạn nộp đơn là gì thì nên dùng từ “Kính chào” để tăng độ thân thiết và cũng thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng. Những danh từ xưng hô như Ông/ Bà hay Anh/ Chị cũng nên được sử dụng nếu bạn biết cụ thể tên của nhà tuyển dụng để khi họ đọc thư thì vẫn hiểu được bạn đang tôn trọng họ với cả tấm lòng.
Kính chào thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng
Khi nào nên sử dụng những lời chào chung?
Bạn có thể sử dụng những lời chào chung chung như: Kính chào quý Công ty, Kính gửi Phòng Nhân sự,… khi mà bạn không biết chính xác người sẽ nhận đơn xin việc của bạn.
Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là bạn nên cố gắng tìm ra tên cụ thể của một bộ phận sẽ nhận đơn của bạn để có thể gửi lời chào phù hợp nhất.
Những lời chào chung cần được sử dụng đúng lúc
Khi nào nên sử dụng “Chào” và “Xin chào” trong thư xin việc
Nếu “Kính chào” là một từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và cần có ở tất cả mọi lá thư xin việc thì “Chào” và “Xin chào” là những từ không khuyến khích bạn dùng, trừ phi bạn quá quen với nhà tuyển dụng hay có mối thân tình nào đó từ trước rồi.
“Xin chào” có thể được sử dụng trong những thư điện tử đối với những nhà tuyển dụng mà bạn đã quen biết hay được người nào đó giới thiệu.
“Chào” có thể được sử dụng trong những thư điện tử đối với nhà tuyển dụng mà bạn đã có mối thân tình từ trước. Ví dụ: bạn gửi thư để xem công ty của một người bạn nào đó có đang cần tuyển vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển hay không.
“Chào” và “Xin chào” cần được sử dụng hợp lý
Hoàn thành thư của bạn
Khi đã chọn được một lời chào phù hợp với nhà tuyển dụng thì bạn cũng nên chú trọng đến nội dung cần thiết để làm nổi bật bản thân so với các ứng viên khác. Và nhớ là đừng quên lời “Cảm ơn” ở cuối thư, đó cũng là dịp để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong mắt nhà tuyển dụng.
Một bức thư ấn tượng sẽ giúp bạn tăng cơ hội được nhận việc hơn
Ngoài ra nếu bạn đăng thư xin việc lên các trang web việc làm uy tín thì cũng nên chú trọng đến tất cả các yếu tố trên để có thể gây ấn tượng với mọi nhà tuyển dụng lướt ngang và nâng cao khả năng tìm được việc làm ưng ý của mình.
Còn nếu bạn không biết nên tìm việc ở đâu để đảm bảo có thể cộng tác được với các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam cũng như Quốc tế thì hãy truy cập ngay với RecruitVN.com – Trang web tìm ứng viên miễn phí sẽ giúp bạn có được việc làm đúng như mong muốn của mình.