Thấu hiểu được nỗi đau và sự khó khắn trong vận động của các bệnh nhân thoái hóa khớp gối, phongkhamhuunhan.com sẽ gợi ý cho bạn một vài bài tập tại nhà tiện lợi dễ tập mà lại mang lại hiệu quả cao.
Bài tập 1
Dụng cụ: sử dụng một mảnh vải dài.
Một trong những bài tập vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối mà không cần đến các trung tâm phục hồi chức năngđó chính là hướng đến việc tăng sự dẻo dai cho gân kheo, cải thiện khả năng vận động cho người bị đau gối.
Trước khi bắt đầu bài tập, người bệnh cần làm ấm cơ thể với 5 phút đi bộ. Sau đó, nằm ngửa xuống giường hoặc sàn nhà. Giơ chân phải lên và vòng mảnh vải quanh bàn chân, hai tay kéo mảnh vải về phía người để giúp kéo dài và giữ thẳng chân. Giữ tư thế này trong vòng 20 giây, sau đó hạ chân xuống, đổi chân và tiếp tục thực hiện thêm 2 lần nữa để kết thúc.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 1
Bài tập 2
Dụng cụ: Ghế có lưng dựa.
Phương pháp vật lý trị liệu khớp gối này sẽ giúp kéo giãn các sợi gân ở bắp chân, làm giảm những cơn đau và tăng cường sức khỏe cơ bắp. Hiệu quả không thua gì những bài tập ở các trung tâm phục hồi chức năng.
Đứng thẳng, bước lùi chân trái và giữ thẳng nó ở phía sau, sao cho ngón chân phải và gót chân trái cùng nằm trên một đường thẳng. Đồng thời chân phải khụy xuống nhưng hãy giữ cho đầu gối không vượt quá ngón cái nhé, cùng lúc cúi người về phía trước và hai tay giữ thành ghế tạo điểm tựa. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự căng cứng ở phần bắp chân trái. Giữ tư thế này trong 20 giây, sau đó đổi chân và tiếp tục lặp lại thêm 2 lần nữa.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 2
Bài tập 3
Bài này hướng đến việc xây dựng sức mạnh cơ bắp để giảm áp lực lên khớp gối.
Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Sau đó chống hai khủy tay xuống nền, đầu ngẩng dậy, gập đầu gối trái lại, tiếp đến giơ chân phải lên cao cách mặt đất chừng 50cm. Giữ chân phải thẳng, ngón chân chỉ lên trên. Giữ tư thế này trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp chân xuống đất, sau đó đổi chân và tiếp thục thực hiện lại các động tác như trước đó. Cố gắng thực hiện 10 lần cho mỗi động tác.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 3
Bài tập 4
Bài tập giúp tăng cường cơ hông và đùi, qua đó cải thiện các hoạt động hàng ngày.
Ngồi thẳng lưng trên ghế. Kéo chân trái sát vào ghế, nhón gót chân. Nhấc chân phải khỏi sàn, uốn cong đầu gối và giữ trong 3 giây. Từ từ hạ chân xuống, đổi chân và lặp lại 10 lần. Nếu cảm thấy khó khăn khi nhấc chân lên, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của đôi tay.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 4
Bài tập 5
Đứng thẳng, hai tay vịn vào thành ghế để có điểm tựa. Nhón gót chân lên, lúc này áp lực sẽ đè lên các đầu ngón chân. Giữ tư thế ấy trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp cả hai gót chân xuống đất. Thực hiện động tác liên tục 10 lần.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 5
Bài tập 6
Đứng thẳng và giữ vịn vào lưng ghế để giữ thăng bằng. Sau đó đưa chân phải sang một bên, giữ cho chân phải thẳng và cảm nhận sự giãn cơ chân. Lúc này toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ đặt vào chân trái. Giữ tư thế ấy 3 giây, sau đó từ tự hạ thấp chân phải xuống sàn và đổi chân. Thực hiện bài 6 liên tục 10 lần đồng thời cố gắng nhấc chân cao lên, càng cao càng tốt.
Bài tập phục hồi chức năng – động tác 6
Lưu ý: những bài tập tại nhà này chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân có sức khỏe tốt còn nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe bệnh của mình hay muốn thực hiện những bài tập chuyên sâu hoặc có người giám sát và chỉnh sửa tư thế tập cho đúng thì nên tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín.
Còn nếu bạn đang không biết tập vật lý trị liệu ở đâu thì nên liên hệ ngay với Trung tâm phục hồi chức năng của phòng khám Hữu Nhân để có được tư vấn nhanh nhất nhé.
Xem thêm các chủ đề:
- Phòng tập vật lý trị liệu Tphcm
- Trung tâm phục hồi chức năng Tphcm
- Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
- Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
- Vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất
- Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
- Chữa liệt dây thần kinh số 7