Thông tin chi tiết miếu bà Phi Yến

0
450

Miếu Bà Phi Yến hay thường được nhắc tới với tên khác là (An Sơn Miếu), đây là điểm tham quan nổi bật khiến mỗi du khách khi tới Côn Đảo sẽ không thể nào bỏ qua điểm đến hấp dẫn du khách này. Hãy cùng Đồ lễ Tâm Đức tìm hiểu về ngôi miếu Phi Yến và cách viếng tại miếu một cách chi tiết nhất qua bài viết sau đây.

Bài viết liên quan: 

thong-tin-tu-a-z-ve-mieu-ba-phi-yen

Thông tin từ A-Z về miếu Bà Phi Yến
(Nguồn: Ăn Chơi Vũng Tàu)

1. Sự tích Miếu Bà Phi Yến 

1. 1. Truyền thuyết Bà Phi Yến

Nghe truyền thuyết của người dân Côn Đảo nơi đây nói rằng, Bà Phi Yến khi ấy đã được 2 linh vật Vượn Bạch cùng Hắc Hổ trung thành và thông minh cứu thoát. Chúng đã đưa bà tới ngôi làng nơi xác của vị hoàng hoàng từ đó trôi dạt vào (Cỏ Ống) . Người dân nơi đây đã lập ra một căn nhà nhỏ gần mộ của hoàng tử để Bà Phi Yến có thể vào viếng ngôi mộ con trai mình.

Vào tháng 10 năm 1785 (Âm lịch) , ngôi làng An Hải tổ chức có 1 lễ hội chay và rước Bà Phi Yến nhằm tạo nên phần long trọng cho lễ hội. Vào đêm ngay hôm sau, bà đã bị 1 tên đồ tể đột nhập vào phòng định giở trò đồi bại tuy nhiên bà đã kịp kêu lên trước khi có chuyện gì xảy ra. Tên đồ tể đã bị tóm nhưng ngay trong đêm đó bà cũng tự vẫn để bảo vệ toàn vẹn danh tiết.

su-tich-mieu-ba-phi-yen-con-dao

Sự tích Miếu Bà Phi Yến Côn Đảo
(Nguồn: Youtube)

1.2. Di tích lịch sử Miếu Bà

Vào năm 1783, khi Nguyễn Ánh phải di tản ra ngoài Côn Đảo nhắm thoát được sự truy đuổi từ quân đội Tây Sơn sau nhiều sự thất bại liên tiếp, do vậy nên ông đã cho hoàng tử Hội An (Tục danh là hoàng tử Cải) và Bá Đa Lộc bay qua Pháp làm con tin để nhờ cứu viện. Lúc bấy giờ, Bà Phi Yến đã ngỏ lời để thuyết phục chúa Nguyễn Ánh rằng không nên làm như thế vì việc chiến tranh với Tây Sơn là chuyện trong nước, nếu đưa ngoại bang vào sẽ trở nên phức tạp kể cả khi có thắng lợi chăng nữa. Nhưng Chúa chẳng những không nghe lời thuyết phục của bà mà còn giận giữ và buộc tội bà làm điều đó là do đã ngấm ngầm cấu kết với quân Tây Sơn.

Cũng may là được các cận thần van xin nhà vua giảm án, nếu không bà đã phải nhận tội tử hình sau khi quân phạm thượng. Mặc dù tránh được tội tử song bà lại bị vua cho giam giữ tại một hoang đảo nằm về hướng Tây Nam của Côn Đảo (Ngày nay được gọi là Hòn Bà).

di-tich-lich-su-mieu-ba-phi-yen-tai-con-dao

Di tích lịch sử Miếu Bà Phi Yến tại Côn Đảo
(Nguồn: vetaucondao.vn )

Ngay khi mà lệnh tử hình vừa phát đi thì Nguyễn Ánh nhận được tin báo nghĩa quân Tây Sơn đang sắp tới Côn Đảo và chúa đang chuẩn bị cho thuyền cùng tuỳ tùng bỏ chạy nữa. Hoàng tử Hội An lúc đó 5 tuổi do khóc lóc đòi mẹ mà đã bị Chúa giận giữ quăng xuống biển và xác của hoàng tử trôi dạt tới tận làng Cỏ Ông. Hiện nay du khách ra Côn Đảo du lịch cũng hay tới làng Cỏ Ống để dâng hương lên mộ hoàng tử.

1.3. Lễ giỗ Bà Phi Yến

Đi miếu Bà Phi Yến cầu gì là mối quan tâm của những du khách chuẩn bị ghé thăm nơi đây. Được biết, mỗi năm đến ngày 18 tháng 10 (Âm Lịch) là người dân trên đảo đều tổ chức lễ giỗ chay long trọng nhằm tưởng niệm bà – một người phụ nữ trung trinh tiết liệt. Đặc biệt, vào những ngày diễn ra lễ giỗ của bà, nhiều bạn trẻ sắm sửa lễ vật để cầu duyên

Đối với nhiều cư dân trên đảo, ngôi miếu thờ bà là địa điểm linh nhất bởi nó gắn với câu chuyện đầy bi thương của người phụ nữ đức độ, tài sắc. Cái chết của bà đã làm dân làng thương tiếc mà dựng ngôi miếu.

Vào năm 1861, thực dân Pháp sau khi xâm chiếm đảo đã dựng nên các trại tù vì vậy mà ngôi miếu bị tàn phá và sụp đổ. Cho tới năm 1981, ngôi miếu đã được người dân xây dựng lại khang trang trên nền đất cũ. Và họ vẫn giữ truyền thống làm lễ giỗ cho bà mỗi năm. Mỗi lần tới Côn Đảo đúng dịp giỗ vị Thứ Phi này và tham dự lễ giỗ của bà cũng chính là được chiêm ngưỡng nét đẹp về văn hoá truyền thống của người dân Côn Đảo.

hang-nam-nguoi-dan-to-chuc-le-gio-ba-phi-yen

Hằng năm người dân tổ chức lễ giỗ Bà Phi Yến
(Nguồn: Báo Bà Rịa Vũng Tàu)

2. Đồ lễ dâng Miếu Bà Phi Yến Côn Đảo

Dâng lễ cốt ở cái tâm, vì vậy mà mâm lễ đẹp nhất chính là mâm lễ gói trọn tâm tình và phù hợp nhất. Mâm lễ dâng miếu Bà Phi Yến Côn Đảo sẽ có các loại trái cây, hoa tươi cùng bộ mã riêng của bà. Bộ mã đầy đủ sẽ có cả quần áo bà, trang sức, nón, hài, hương, nến, nước, tiền vàng, bánh kẹo… Trái cây tươi đủ 5 loại, hoa tươi bó hoặc giỏ… Tùy vào tính phù hợp mà mâm lễ của mỗi người sẽ mỗi khác.

mam-le-dang-mieu-ba-phi-yen-con-dao

Mâm lễ dâng miếu Bà Phi Yến Côn Đảo
(Nguồn: Đồ lễ Tâm Đức)

3. Mua đồ lễ cho Miếu Bà Phi Yến ở đâu? 

Đi lễ côn đảo cần chuẩn bị gì, mua ở đâu là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Các bạn nên mua tại Côn Đảo luôn vì sẽ đầy đủ và chuẩn lễ nghi hơn. Hoặc nếu mua ở địa phương đem theo, các bạn có thể lên danh sách lại những đồ lễ cần thiết và đặt riêng là được.

Nếu mua tại Côn Đảo, bạn có thể tham khảo tại Đồ lễ Tâm Đức. Các bạn mua đồ lễ ở đây hoàn toàn có thể yên tâm đến chất lượng, đồ luôn tươi, đẹp, đầy đủ và được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chỉnh chu nhất.

Nếu quý khách chưa có kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo thì hãy an tâm vì luôn có Đồ lễ Tâm Đức sẵn sàng phục phụ quý khách. Chúng tôi sẽ tư vấn tận tình những kinh nghiệm khi đi viếng cũng như thay quý khách chuẩn bị đồ lễ một cách chỉnh chu nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới hotline của chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Đồ lễ Tâm Đức

 ĐỒ LỄ TÂM ĐỨC CÔN ĐẢO

  • Điện thoại: 034.785.88.99 – 0353.923.439
  • Địa chỉ: Khu 8, Đường Phạm Văn Đồng, Côn Đảo, BR-VT
  • Email: Doletamduccondao@gmail.com
  • Zalo: 0353923439

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here