10 Cách hay giúp mẹ chống hăm tã cho bé

0
1186

Hăm tã là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc, viêm da, dị ứng,.. Theo thống kê, trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm ít nhất một lần. Vậy làm cách nào để ngăn ngừa hăm tã cho con? Hãy cùng Earthmama tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Có rất nhiều cách giúp mẹ chống hăm cho bé

1/ Tìm hiều về hăm tã và nguyên nhân hăm tã ở bé  

Hăm là chứng bệnh ngoài da, hay xuất hiện tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ. Thông thường, lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn là nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn  tới mưng mủ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu hoặc do mẹ ít thay tã, để cho da bé tiếp xúc với chất bẩn quá lâu làm tấy đó, ngứa ngáy. Nếu không phát hiện và kịp thời chữa trị, lớp da sẽ trở nên căng và có thể sinh ra mụn mủ. Còn trường hợp mẹ dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng khi giặt giũ.

Để tã quá lâu không thay là nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã ở bé

Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé, sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lõm đốm đỏ, . . ngoài ra có một triệu chứng khác nữa tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày 2 hoặc ngày 5 sau khi bị tiêu chảy. Hăm tã thường làm bé bị đau lúc đi tiểu, kém ăn, quấy nhiều, ít ngủ.

Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh có làn da mỏng sẽ ít khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm hơn trẻ lớn tháng. Các trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ  bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.

Hăm tã làm bé khó chịu, quấy khóc

2/ 10 cách giúp mẹ chống hăm cho bé

+ Lập tức ngừng đóng tã/ bỉm

Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng phía trên, mẹ cần bỏ ngay bỉm, tã để vùng mông của bé được thông thoáng và cũng tránh tình trạng hăm không bị lan rộng.

Hãy để mông bé được thông thoáng nếu thấy xuất hiện dấu hiệu hăm tã

+ Vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho bé

Thời gian tốt nhất để thay tã cho bé là từ 2-3 tiếng một lần. Tuy nhiên, những lúc bé tè nhiều hơn hoặc đi ngoài thì mẹ cần phải thay tã sớm. Hiện nay, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện loại bỉm có vạch đo, mẹ chỉ cần quan sát vạch, nếu thấy đổi màu hoặc cầm lên thấy nặng tay thì có thể thay tã.

Mẹ phải rửa sạch sẽ vùng kín và khu vực đóng bỉm, tã cho bé bằng nước ấm sạch rồi thấm khô băng khăn bông mỗi lần đi vệ sinh thay tã mới. Chú ý: rửa nhẹ nhàng, tránh làm đau hoặc trầy xước da bé.

Rửa sạch và lau bằng nước ấm mỗi lần bé đi vệ sinh hoặc thay tã

+ Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn

Thực tế, một số thực phẩm trong bữa ăn của bé cũng là nguyên nhân gây hăm tã, bởi chúng làm thay đổi thành phần của phân như: cà chua, mâm xôi, cam, việt quất,… Nếu thấy bé bị hăm sau khi ăn các thức ăn này thì mẹ nên loại bỏ ra khỏi thực đơn.

+ Chọn tã chất lượng tốt

Mẹ nên lưu ý chọn các loại tã chất lượng tốt và size vừa với bé, tã quá rộng thì nước tiểu, nước phân sẽ chạy ra ngoài; ngược lại, tã chật có thể làm trầy xước da bé, cả 2 đều có thể gây hăm tã. Mẹ cũng cần chú ý chọn tã chất lượng, mềm mịn, thấm hút tốt để không gây kích ứng cho da bé.

Chọn tã chất lượng và vừa size với bé

+ Làm mát phòng

Nhiệt độ máy lạnh trong phòng nên điều chỉnh ở mức 22 – 25 độ C là tốt nhất. Để ngừa khô da, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc đặt khăn ấm ngay cạnh giường cho em bé. Nếu trời không quá nóng, mẹ chỉ nên dùng quạt vừa làm mát phòng vừa giúp con dễ ngủ hơn, đặc biệt không gây khô da.

Nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 22-25 độ

+ Lau khô da thường xuyên

Lau và giữ cho da bé khô thoáng là cách phòng ngừa hăm đơn giản, hiệu quả. Mỗi khi bé tắm xong, mẹ hãy dùng chiếc khăn khô và sạch để lau nước ở vùng mặc tã cho bé thường xuyên, sau đó sử dụng thêm các loại phấn rôm để giúp da mịn màng, khô thoáng. Lưu ý: mẹ cần lau hoàn toàn nước rồi mới sử dụng phấn rôm để tránh phấn bị bết, có thể khiến hăm nặng hơn.

+Ngưng việc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc dễ gây kích ứng

Khi bé bị hăm, mẹ cần ngưng sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, kem dưỡng chứa thành phần hóa học hoặc chất tạo mùi vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu được, mẹ nên thay bằng các sản phẩm organic lành tính hoặc dừng sử dụng một thời gian.

Các sản phẩm chăm sóc da có thành phần hóa học, có mùi có thể làm hăm tã nặng thêm

+ Sử dụng khăn lau sạch, mịn cho bé

Nếu mẹ bé hay sử dụng khăn lau, hãy chọn khăn mịn và sạch, cố gắng tránh khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton để tạo sự thông thoáng và hút mồ hôi tốt hơn.

+ Đưa bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng

Chỉ cần thấy xuất hiện các dấu hiện hăm không cải thiện hoặc tái diễn liên tục, trẻ nóng sốt, vùng da hăm phồng rộp, mưng mủ thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì trong trường hợp này, bé có thể đã bị nhiễm khuẩn phát sinh.

Nếu bé bị hăm nặng, mẹ cần đưa đến gặp bác sĩ để tư vấn

+ Sử dụng các loại kem chống hăm cho bé

Mẹ nên sử dụng kem chống hăm  để phòng ngừa hoặc điều trị cho bé khi thấy các triệu chứng hăm tã bằng mắt thường: đỏ da ở vùng quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.

Các loại kem chống hăm cho bé  dạng như cream,  thuốc mỡ,… có tác dụng xoa dịu làn da hoặc tạo hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ là chọn các loại kem lành tính, đặc trị riêng cho bé bị hăm tã và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Kem chống hăm là cách hiệu quả để phòng ngừa và điều trị hăm tã

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm về các sản phẩm Bio Bio Baby – một loại  kem chống hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và được nhiều mẹ ưa chuộng.

Kem chống hăm Bio Bio Baby có tác dụng phòng ngừa và điều trị các chứng hăm tã cho em bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Với làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé yêu việc thường xuyên mặc tã giấy, bỉm khô dễ gây bí hơi, bí nước từ đó dẫn đến tình trạng da của bé bị mẩn đỏ, ngứa rát và hăm da. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi Hiệp Hội Mỹ Phẩm Hữu Cơ của Ý ICEA.

Công dụng của kem chống hăm cho bé

  • Ngăn ngừa và chống bị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Giúp da bé luôn khô thoáng
  • Sau khi thoa sẽ tạo một lớp màng mỏng bảo vệ làn da em bé ngăn cách với lớp tã ẩm ướt và nhiều vi khuẩn.

Cách sử dụng kem chống hăm Bio Baby

  • Sau khi tắm hoặc thay tã, các mẹ lau, rửa vùng kín, da và thoa lớp kem chống hăm Bio Bio Baby lên bề mặt da giúp phòng hăm, trị hăm cho bé
  • Có thể thoa kem chống hăm cho bé Bio Bio Baby lên bất cứ vùng da nào có nguy cơ bị hăm và tấy đỏ như: bẹn, vùng cổ, vùng khuỷu tay của bé..

Kem chống hăm Bio Bio Baby đã được chứng nhận bởi Hip Hi M Phm Hu Cơ ca Ý ICEA

Hy vọng các thông tin cung cấp phía trên sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chống và điều trị hăm tã cho bé yêu. Đặc biệt, mẹ có thể đến với Earthmama để được tư vấn cũng như tìm mua các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe con.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Mẹ có thể xem thêm:

Sản phẩm liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here