Thời kì mang thai mẹ bầu phải chịu rất nhiều sự thay đổi và làn da cũng không thoát khỏi quy luật thay đổi đó.
Sau đây là vài thay đổi cơ bản về da mà mẹ bầu có thể gặp phải và cách phòng tránh ở từng trường hợp, hy vọng giúp mẹ bầu điều chỉnh phù hợp cách chăm sóc da khi mang thai cho riêng mình.
Chăm sóc da cho mẹ bầu
1/ Làn da bị nám
Do lượng hormone trong cơ thể của mẹ bầu bị thay đổi nên sắc tố da cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Hiện tượng nám da thường biểu hiện rõ rệt trong những tháng cuối của thai kì. Mẹ bầu sẽ thấy nám ở những vị trí, má, môi, mũi, trán, da sẽ bị sậm hơn so với vùng da thường. Những vết nám này sẽ dần mất đi sau khi mẹ bầu sinh em bé.
Cách ngừa nám da:
– Bạn có thể kiểm soát việc hình thành các vết nám da bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gắt từ 10h đến 15h chiều, tia UV trong khoảng thời gian này dễ dàng làm da bạn xấu đi.
– Sử dụng kem chống nắng (có chỉ số 25SPF), mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành…
– Nếu muốn sử dụng các loại mỹ phẩm trắng da, trị nám, tốt nhất hãy chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, của những công ty lớn để đảm bảo an toàn.
Chăm sóc da nám là điều mẹ bầu cần quan tâm
2/ Làn da bị bóng nhờn
Rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai hay gặp tình trạng nhờn và dính rít trên da, gây ra rất nhiều sự bất tiện cho mẹ bầu trong các sinh hoạt hằng ngày, da mặt lúc nào cũng bóng loáng mang đến cảm giác không hề thoải mái chút nào!
Cách dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất lúc này là:
– Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm trước tiên sau đó là sữa rửa mặt cân bằng độ pH.
– Giữ ẩm hàng ngày với dung dịch dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, nha đam để giúp cân bằng dầu tự nhiên.
– Lên kế hoạch ăn uống sạch để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bổ sung các loại thực phẩm nuôi dưỡng da như rau xanh hữu cơ, bơ, cá hồi, quả óc chó, trái cây tươi và rau, giảm ăn đường, tinh bột, chất béo bão hòa, hạn chế uống sữa quá nhiều.
– Đắp mặt nạ làm từ rau củ tự nhiên, như cà chua, dưa leo, khoai tây nghiền.
Cân bằng độ pH phù hợp cho da nhờn để tránh bóng nhờn mẹ bầu nhé
3/ Bị rạn da và khô
Khi mang thai, da bị bong tróc, nổi mẩn đỏ, ngứa rát là do thay đổi hormone làm da bị mất độ đàn hồi và độ ẩm. Hầu hết phụ nữ cảm thấy da khô, ngứa ở vùng dạ bụng, một số phụ nữ mang thai cũng sẽ cảm thấy ngứa ở bắp đùi, ngực và cánh tay.
Các vết rạn da do mang thai bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng do cấu trúc hoocmôn tăng trưởng quá nhanh làm cho các tế bào da không thích ứng kịp, hoặc do mẹ bầu tăng cân nhanh. Vết rạn da có màu hồng cánh sen dần dần chuyển màu trắng hoặc nâu nhạt, có thể hơi lõm nhẹ, dẹt và thường cùng hướng với chiều căng da.
Cách dưỡng da cho mẹ bầu trong trường hợp này:
– Dưỡng ẩm hàng ngày với kem dưỡng ẩm thiên nhiên.
– Tránh xa sữa rửa mặt có thành phần xà phòng cao. Thay vào đó hãy thử trộn một chút giấm táo với nước ấm để giúp khôi phục pH cho da bạn và giảm da khô.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ loại kem chống rạn da nào tốt để an tâm sử dụng.
-Thường xuyên massage bằng tinh dầu dừa, hoặc ô liu mẹ sẽ cảm thấy da đẹp hơn và cơ thể thoải mái, vui vẻ hơn.
– Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai tốt nhất là có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau củ và vitamin từ các loại trái cây.
– Mẹ bầu cũng nên uống đủ 2 lít nước một ngày để cơ thể luôn tươi mát tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu cho mẹ và giảm bớt áp lực khi mang thai.
Rạn da khi mang thai cũng là điều mà các mẹ bầu lo lắng
Đây là một số vấn đề thay đổi về da mà bà bầu thường gặp cùng với một vài gợi ý về cách phòng tránh. Hy vọng giúp các mẹ bầu tìm ra được giải pháp hợp lý cho làn da của chính mình.