4 thay đổi về hành vi người tiêu dùng sẽ tái định vị thị trường FMCG

0
980

Sau hơn 9 tháng chung sống với đại dịch Covid-19, bức tranh thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh đã có nhiều biến chuyển. Theo như nghiên cứu mới nhất, ngày 9/9/2020, của Nielsen, hiện nay đang tồn tại 4 mẫu hình hành vi người tiêu dùng chính. Và đây là yếu tố có khả năng tái định vị thị trường FMCG.

Xem thêm:

Thị trường FMCG được tái định vị bởi chính sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng

Thị trường FMCG được tái định vị bởi chính sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng

1. Tái thiết lập giỏ hàng

Theo báo cáo trên, ngành FMCG chứng kiến sự gia tăng bất thường trong chi tiêu nội địa trong 6 tháng đầu năm 2020, đặc biệt là do tác động của lệnh giãn cách xã hội do Covid-19. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng được “ưu ái” lựa chọn.

Người tiêu dùng buộc phải cân nhắc giữa các lựa chọn trong giỏ hàng mua sắm của mình. Tình trạng tái thiết lập cơ cấu giỏ hàng sẽ được diễn ra trên diện rộng như một dấu hiệu của tình trạng tái thiết lập chi tiêu, tiêu dùng. Sản phẩm thiết yếu và lành mạnh được ưu tiên hàng đầu, các mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ dần được đưa ra khỏi giỏ hàng.

Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2020, một số ngành hàng FMCG chính đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành thức uống có cồn giảm 9%, chăm sóc sức khỏe giảm 3%, chăm sóc cá nhân giảm 5% và nước giải khát có gas giảm 8%.

Xu hướng tái thiết lập giỏ hàng của người tiêu dùng khiến một số ngành hàng có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng

Xu hướng tái thiết lập giỏ hàng của người tiêu dùng khiến một số ngành hàng có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng

Có đến 36% người tham gia khảo sát của Nielsen chia sẻ, họ đã nhận thấy sự sụt giảm về các chương trình khuyến mãi trong thời điểm hiện tại. Các hoạt động kích cầu thương mại, mua sắm cũng không còn hoạt động mạnh mẽ. Bởi các công ty, doanh nghiệp và đơn vị bán lẻ đã nhận ra xu hướng hiện tại, người tiêu dùng bắt đầu tái thiết lập giỏ hàng mua sắm của mình.

Với tác động của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng đã bắt đầu xem xét đến việc tiết kiệm kinh tế, giảm thiểu chi tiêu trong mua sắm. Các hành vi tích trữ hàng hóa cũng không còn xảy ra khiến thị trường FMCG được thiết lập “trật tự” sau đại dịch.

Bên cạnh đó, ngành FMCG cũng phản ánh chính cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng. Chúng ta có thể không đi du lịch, không xem phim như vẫn cần đến các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ dung hòa giữa thói quen mua sắm lâu đời với các nhu cầu cần thiết trong thực tại mới ngày nay – ưu tiên giá trị và sức khỏe để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

>> Tham khảo thêm: Kim ngạch xuất khẩu trà của Việt Nam giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020

2. Duy trì lối sống tại nhà

Một thói quen khác của người tiêu dùng được Nielsen đánh giá có ảnh hưởng lớn đến thị trường FMCG chính là duy trì lối sống tại nhà và tự làm mọi việc. Tuy lệnh giãn cách xã hội đã được gỡ bỏ nhưng hiện nay, nhiều người vẫn giữ thói quen trải nghiệm thương hiệu tại nhà riêng của mình.

Người tiêu dùng hình thành thói quen duy trì lối sống tại nhà

Người tiêu dùng hình thành thói quen duy trì lối sống tại nhà

Người tiêu dùng tại Philippines đã tìm kiếm các sản phẩm FMCG phù hợp với lối sống ở nhà. Do đó, 24% người tiêu dùng mong muốn sự thay đổi về kích thước bao bì sản phẩm để phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Theo các báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2020 của Nielsen, người tiêu dùng tại các thị trường Châu Á ngày càng ưu tiên cho các mặt hàng giúp họ có thể duy trì thói quen sống tại nhà. Cụ thể, tại thị trường Singapore, thực phẩm và sữa tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Con số này ở thị trường Philippines là 11,4% và tại Malaysia là 6,8%.

Tại thị trường Việt Nam, 82% người tiêu dùng đã không còn tiêu thụ các sản phẩm bên ngoài mà tập trung lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng tại nhà. Do đó, một số ngành hàng có sự thay đổi mạnh về doanh thu, đặc biệt là ngành sợi ăn liền tăng trưởng 14,1% doanh thu, ngành xúc xích tiệt trùng tăng 17,9%, ngành thực phẩm chế biến món ăn tăng 7,4%.

Những con số này đã cho thấy, hành vi duy trì lối sống tại nhà của người tiêu dùng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường FMCG hiện tại và tương lai. Các công ty, doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt xu hướng này và tạo ra các sản phẩm DIY, khuyến khích người tiêu dùng thực hiện thói quen của họ một cách lành mạnh, sáng tạo, an toàn, đặc biệt là tối ưu về chi phí mua hàng.

3. Tái thiết lập nhu cầu mua sắm

Trước đại dịch, người tiêu dùng thường có xu hướng mua quá mức các sản phẩm thật sự cần thiết. Tuy nhiên, trật tự này đã được thiết lập lại. Người tiêu dùng chú ý hơn đến động lực và nhu cầu mua sắm thật sự của bản thân với sản phẩm ở nhiều nhóm ngành khác nhau, trong đó có các mặt hàng ở ngành FMCG.

Người tiêu dùng đã chú ý hơn đến nhu cầu và động lực mua sắm thật sự của bản thân

Người tiêu dùng đã chú ý hơn đến nhu cầu và động lực mua sắm thật sự của bản thân

Hiện tại, có đến 83% người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã cắt giảm chi tiêu của họ trong Quý 2, 2020 so với 73% trong quý 4, 2019 (theo nghiên cứu từ Nielsen phối hợp với The Conference Board).

So với trước khi đại dịch, người tiêu dùng đã giảm thiểu chi tiêu cho các bữa ăn, du lịch, mua sắm quần áo hay các hình thức giải trí khác. Cũng với sự thay đổi này, Nielsen cũng dự báo rằng, nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ chọn các sản phẩm tiêu dùng nhanh với những sự “xa xỉ nho nhỏ” bởi hình thức này có thể hạn chế chi tiêu quá mức cần thiết nhưng vẫn đảm bảo người tiêu dùng có thể thỏa mãn bản thân về vật chất.

Xem thêm: Chân dung người tiêu dùng trong bối cảnh “bình thường mới” hậu Covid-19

4. Cân bằng khả năng chi trả

Với sự khó khăn, hạn chế về mặt kinh tế do Covid-19 gây ra, người tiêu dùng hiện nay bắt đầu cân bằng khả năng chi trả của mình, tối ưu giỏ hàng với những sản phẩm có giá trị bền vững và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn.

Người tiêu dùng dần tính toán khả năng chi tiêu để cân bằng việc mua sắm của mình

Người tiêu dùng dần tính toán khả năng chi tiêu để cân bằng việc mua sắm của mình

Các siêu thị nhỏ tại Malaysia có doanh số bán hàng tăng gần 18% so với 9% năm ngoái, bởi người tiêu dùng có xu hướng mua sắm tại các tiệm tạp hóa – nơi có mức giá phù hợp hơn và không bán quá nhiều các mặt hàng xa xỉ phẩm.

Có thể nói, khi bắt đầu thời kỳ bình thường mới, xu hướng tiêu dùng cũng bắt đầu thay đổi. Do đó, nhà cung cấp các ngành hàng FMCG cần thay đổi chiến lược của mình, ưu tiên các nhu cầu của người tiêu dùng để cải thiện doanh số và lợi nhuận bán hàng.

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương thực phẩm tự nhiên
  • Hương thực phẩm mặn
  • Hương thực phẩm ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
  • Collagen thực phẩm – Collagen mỹ phẩm
  • Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ – MQ INTERNATIONAL

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphammq/

Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM.

RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, Tp Dĩ An, Bình Dương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here