9 chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển toàn diện của trẻ

0
4648
Thực phẩm cung cấp protein cho bé

Để trẻ phát triển toàn diện thì chế độ ăn uống đóng một phần rất quan trọng. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển về cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên không phải cứ cung cấp thật nhiều thức ăn cho trẻ là tốt. Chúng ta cần phải hiểu thế nào là ăn uống hợp lý. Một đứa trẻ bình thường thì cần được cung cấp đầy đủ 9 dưỡng chất dưới đây, nó giúp cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ được hoàn thiện hơn.

1. Protein

Protein giúp cơ thể bé xây dựng các tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chống nhiễm trùng và phân giải oxy.

Các loại thực phẩm chứa nhiều protein bao gồm:

– Thịt heo, thịt bò

– Thịt gia cầm

– Cá

– Trứng

– Quả hạch

– Đậu

– Các sản phẩm từ sữa

Thực phẩm cung cấp protein cho bé

Thực phẩm cung cấp protein cho bé
2. Carbohydrate

Carbohydrate là nguồn thực phẩm quan trong nhất trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng giúp cho cơ thể của trẻ sử dụng chất béo và protein để xây dựng và phục hồi mô. Đường, tinh bột và chất xơ và những nguồn carbohydrate chính nhưng trẻ em chỉ nên ăn nhiều tinh bột, chất xơ và hạn chế tối đa sử dụng đường.

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate cao bao gồm:

– Bánh mì

– Ngũ cốc

– Cơm

– Bánh quy giòn

– Mỳ ống

– Khoai tây

Bánh mì chứa nhiều Carbohydrate

Bánh mì chứa nhiều Carbohydrate

3. Chất béo

Chất béo là một nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ em và có thể dễ dàng tích tụ trong cơ thể của một đứa trẻ. Loại chất này cũng rất quan trong trong việc giúp cơ thể sử dụng đúng một số chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao bao gồm:

– Tất cả các sản phẩm từ sữa

– Dầu ăn

– Thịt

– Cá

– Quả hạch

4. Canxi

Canxi rất cần thiết trong việc hỗ trợ xây dựng hệ xương và răng trẻ khỏe mạnh. Nó cũng rất quan trọng cho đông máu và giúp dây thần kinh, cơ bắp và các chức năng tim hoạt động trơn tru.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao bao gồm:

– Sữa

– Pho mát

– Kem

– Lòng trắng trứng

– Bông cải xanh

– Rau bina

– Đậu phụ

5. Chất Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng để máu huyết trong cơ thể khỏe mạnh để mang oxy đi đến các tế bào.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao bao gồm:

– Các loại thịt đỏ

– Gan

– Thịt gia cầm

– Sò hến, tôm cua

– Các loại ngũ cốc

– Các hạt họ đậu

Những loại thực phẩm giàu chất sắt

Những loại thực phẩm giàu chất sắt

6. Folate

Folate, một trong những loại vitamin B, rất cần thiết đối với bà mẹ mang thai cũng như trẻ em. Folate đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng lành mạnh và bền cũng của các tế bào trong cơ thể bé. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thiếu máu.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng folate cao bao gồm:

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt

– Đậu lăng

– Măng tây

– Đậu gà

– Rau bina

– Đậu đen hoặc đậu tây (đậu lửa)

– Cải Brussels

7. Chất xơ

Chất xơ giúp ruột bé phát triển đều đặn. Nó cũng đóng vai trò trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư ở cuộc sống sau này của đứa trẻ.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao bao gồm:

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt

– Đậu gà

– Đậu lăng

– Các loại hạt họ đậu

– Quả hạch

8. Vitamin A

Vitamin A phục vụ hầu hết các nhu cầu cần thiết của cơ thể trẻ em và người lớn. Nó giúp cơ thể tăng trưởng, giúp mắt điều tiết, giữ cho làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Vitamin A cao bao gồm:

– Cà rốt

– Khoai lang

– Bí đao

– Sau bina

– Bông cải xanh

– Bắp cải

– Dầu cá

– Lòng đỏ trứng

Bông cải xanh rất giàu vitamin A

Bông cải xanh rất giàu vitamin A

9. Vitamin C

Vitamin C rất hữu ích để phòng chống cảm lạnh thông thường ở trẻ em. Nó giúp các tế bào trong cơ thể kết nối lại với nhau, tăng cường bức tường của các mạch náu, giúp cơ thể chữa lành vết thương và xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

– Trái cây có múi (bưởi, cam, quýt,…)

– Dâu tây

– Cà chua

– Dưa hấu

– Bắp cải

– Bông cải xanh

– Súp lơ

– Rau bina

– Đu đủ

– Xoài

Trên đây là 9 loại thực phẩm cơ bản phải có trong các bữa ăn của mọi đứa trẻ. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ giúp cải thiện tình hình dinh dưỡng của bé tốt hơn.

Xem thêm các chủ đề: 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here