Cẩn trọng với tình trạng: “mẹ thừa cân – con thiếu ký” khi mang thai

0
1946
Cẩn trọng với tình trạng:

“Mẹ thừa cân – con thiếu ký” là tình trạng phổ biến xảy ra trong thai kỳ và khiến mẹ vô cùng lo lắng. Điều này dẫn đến một số bệnh lý sẽ xuất hiện sau sinh như rạn da, mụn trứng cá, tiểu đường,… Vì vậy, mẹ cần có chế độ chăm sóc da cho bà bầu và khẩu phần ăn lành mạnh để hạn chế các bệnh lý này.

Cẩn trọng với tình trạng: "mẹ thừa cân - con thiếu ký" khi mang thai

Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt

1/ Vì sao mẹ ăn nhiều, con vẫn thiếu chất?

Theo nhiều bác sĩ dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng“mẹ thừa cân – con thiếu ký” là do các bà mẹ đã ăn quá nhiều nhưng lại không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Vấn đề này không chỉ là tác nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng mà còn làm mẹ tăng cân chóng mặt dẫn đến một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì, rạn da.

Trong đó, rạn da và tiểu đường là hai bệnh lý phổ biến nhất với người mẹ, chính vì vậy đòi hỏi cần phải có chế độ ăn hợp lý và chế độ chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả.

Cẩn trọng với tình trạng: "mẹ thừa cân - con thiếu ký" khi mang thai

Mẹ bầu cần bổ sung nhiều trái cây và rau xanh

Tình trạng mẹ bị thiếu máu do không cung cấp đủ sắc trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng là một yếu tố làm quá trình phát triển của bé không ổn định, trẻ dễ bị nhiễm trùng, chỉ số thông minh kém.

Ở nước ta hiện này, tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mẹ bị sẩy thai, sinh non, băng huyết,… làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé.

Trong thời gian mang thai, việc chị em bổ sung quá nhiều vitamin và canxi trong thời gian đầu của thai kỳ đã dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận và tình trạng tắc sữa.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng khi mang thai ở thời kỳ giữa nên bắt đầu bổ sung vitamin, nhưng tốt nhất là qua ăn uống, nếu phải bổ sung vitamin tổng hợp, cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2/ Cẩn trọng khi mẹ thừa cân – con thiếu ký

Mẹ không nên chủ quan nếu đang rơi vào tình trạng “ mẹ thừa cân – con thiếu ký”. Việc ăn nhiều không đồng nghĩa với bé sẽ được cung cấp một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng mà trái lại còn có thể dẫn đến gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tăng cân quá nhanh có thể dẫn đến cao huyết áp, các triệu chứng phù, protein niệu… đây là các bệnh lý có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Cẩn trọng với tình trạng: "mẹ thừa cân - con thiếu ký" khi mang thai

Mẹ bầu cần bổ sung đủ chất trong quá trình mang thai

Tăng cân quá nhanh cũng làm các mẹ bầu có thể bị nứt da, rạn da, các bác sĩ đã khuyến cáo gia đình cần phải áp dụng chế độ làm đẹp da cho bà bầu ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bổ sung trái cây và nước đầy đủ là cách chăm sóc da cho bà bầu hữu hiệu nhất trong thời gian mang thai.

3/ Để mẹ bầu tăng cân hợp lý và thai nhi phát triển tốt, cần:

  • Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm để đạt nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nhất
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên chỉ ăn dồn 3 bữa chính
  • Hạn chế tối đa đồ ngọt và chất béo đồng thời cần bổ sung thêm nhiều rau và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày là cách chăm sóc da cho bà bầu tốt nhất trong quá trình mang thai tránh hiện tượng rạn da sau sinh
  • Bổ sung nhiều rau và trái cây vào khẩu phần ăn để tránh các bệnh táo bón và trĩ
  • Phụ nữ mang thai cần phải uống nước đầy đủ, tối thiểu từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, góp phần làm đẹp da cho bà bầu hơn
  • Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên hơn

Cẩn trọng với tình trạng: "mẹ thừa cân - con thiếu ký" khi mang thai

Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress

  • Lưu ý thời gian khám thai và cần có liệu trình kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên

Chị em cần phải hết sức lưu ý về chế độ ăn và các cách chăm sóc da cho bà bầu trong quá trình mang thai. Điều này, sẽ góp phần giúp chị em hạn chế được nhiều bệnh lý sau khi sinh và có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mong rằng với những chia sẻ ở trên, các mẹ có thể chăm sóc sức khỏe cho mình và cho con thật tốt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here