10 Lầm Tưởng Tai Hại Về HPV – Ung Thư Cổ Tử Cung

0
6924


Bạn nghĩ rằng chỉ cần mắc virus HPV nghĩa là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung? Điều đó không hoàn toàn đúng.

Có rất nhiều thông tin tràn lan trên mạng về ung thư cổ tử cung hay còn gọi là HPV, và cũng có rất nhiều thông tin trong số đó khiến bạn hiểu nhầm và lầm tưởng về căn bệnh này. Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp.

1. Vaccine HPV không an toàn

Trước khi được cấp phép, bất cứ loại vaccine nào cũng phải được xác định tính an toàn và hiệu lực bảo vệ theo các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia sở tại. Các loại vaccine HPV hiện nay đã được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người và được sử dụng rộng rãi cho cộng đồng tại nhiều quốc gia khác nhau. Và thực tế đa số những người tiêm vaccine HPV đều không có những tác dụng phụ đáng kể vì vậy nó hoàn toàn an toàn cho bạn.

2. Đã chủng ngừa HPV không cần làm test PAP

Ngay cả khi bạn đã chủng ngừa HPV, bạn vẫn cần làm test PAP thường quy để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hai loại văcxin (Gardasil và Cervarix) chỉ có tác dụng bảo vệ chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao (chủng 16 và 18) có thể gây ung thư. Tiêm văcxin là phương pháp dự phòng và không có tác dụng với người đã nhiễm loại virus này, đó là lý do tại sao chủng ngừa được khuyến nghị cho những người dưới 20 tuổi. Trong khi cả hai loại này đều có hiệu quả với phụ nữ thì chỉ có Gardasil có hiệu lực với nam giới.

3. Nếu bạn có mụn cóc ở bộ phận sinh dục nghĩa là bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Thực tế cả mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung đều do virus HPV nhưng là ở các chủng khác nhau. Nên không có mối liên quan nào giữa hai bệnh này.

4. Phụ nữ lớn tuổi không cần xét nghiệm HPV

Thông thường người ta thường khuyên phụ nữ trong độ tuổi 30 – 65 nên xét nghiệm với HPV nhưng thực tế HPV không loại trừ ai ở bất kể lứa tuổi nào.

5. Có một mẫu test PAP bất thường nghĩa là bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung

Không có lí do gì để đi đến kết luận bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung từ một mẫu test PAP bất thường hay nó là thời kì của tiền ung thư bởi vì phải mất thêm một thời gian dài để nó có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.

6. Đồng tính nữ không thể nhiễm HPV

HPV lây qua con đường tiếp xúc da với da nên đồng tính nữ hoàn toàn có thể mang virus này, có quan hệ tình dục có nghĩa là có sự lây bệnh giới tính.

7. Chỉ có phụ nữ bị HPV

Nam giới cũng bị nhiễm HPV. Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) phần lớn nam giới và phụ nữ có hoạt động tình dục đều có ít nhất một lần bị nhiễm HPV ở thời điểm nào đó trong đời. Người nào có hoạt động tình dục đều có thể nhiễm HPV, ngay cả khi họ chỉ có duy nhất một bạn tình.

8. Tất cả các HPV đều gây ung thư

Chủng nguy cơ cao hơn của HPV có thể gây ung thư cổ tử cung còn các chủng nguy cơ thấp chỉ có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

9. Có thể điều trị HPV nếu bạn bị nhiễm

Khó có thể điều trị được HPV mà chỉ có thể điều trị triệu chứng khi bạn mắc HPV như điều trị mụn cóc, tiền ung thư chứ không thể điều trị loại bỏ virus HPV.

null

10. Tiêm phòng vắc-xin HPV sau khi test PAP có một dấu hiệu nhỏ bất thường

Test Pap là để kiểm tra các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư cổ tử cung, còn việc tiên vắc-xin HPV là nhằm ngăn chặn lây nhiễm HPV từ những chủng đầu tiên, do đó khi đã mắc thì tiêm vắc-xin không chắc chắn loại trừ được cho bạn chủng bạn vừa mắc. Tiêm vắc-xin là hình thức chống lại các chủng HPV phổ biến nhất thay vì chờ đợi có bất thường rồi mới tìm tới việc tiêm phòng.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Tìm hiểu các thông tin về:

Vắc xin HPV

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here