Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, điều luôn khiến các bà mẹ bận tâm lo lắng chính là làm thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh, khẩu phần ăn thế nào là phù hợp nhất cho trẻ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính khiến dinh dưỡng cho bé bị thiếu hụt nằm trong chính cách chế biến thức ăn hàng ngày của các mẹ.
“Lạm dụng” máy xay sinh tố
Khi trẻ còn nhỏ, nhiều mẹ thường tập ăn dặm cho bé bằng cách xay nhuyễn thức ăn cho trẻ dễ tiêu hóa, việc này trở thành thói quen không tốt cho trẻ khi tiêu thụ thức ăn vào cơ thể. Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui…, trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
Ở trẻ em thì như thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe manh? Hệ tiêu hóa được mệnh danh là bộ não thứ 2 bởi vì cung cấp tới 100% năng lượng cho sự phát triển của cơ thể, quyết định tới 80% sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch, đóng góp 95%… Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi.
Hâm đi hâm lại
Nhiều bà mẹ bận rộn thường nấu nhiều thức ăn cho trẻ rồi hâm đi hâm lại nhiều lần cho tre ăn. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.
Để hạn chế tình mất chất dinh dưỡng cho bé trong thức ăn, bạn có thể áp dụng cách sau: hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một chén cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng, để phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, rồi trưa múc ra một chén để nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương, chén cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.
Nên nêm nhạt cho trẻ
Có thể bạn chưa biết nhưng trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của bạn một chút. Nếu người mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Chất bổ không có trong nước hầm
Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn dinh dưỡng cho bé đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì thế, muốn trẻ nạp đủ chất dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn cả phần nạc lẫn phần nước dùng bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… Phần nước hầm tuy có vị rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.
Xem thêm các chủ đề: