Lựa chọn ngũ cốc cho bữa ăn sáng của bé

0
3142
Lựa chọn ngũ cốc cho bữa ăn sáng của bé
Ăn sáng bằng ngũ cốc thường được các bậc phụ huynh lựa chọn cho con trẻ bởi vì ngũ cốc rất tiện lợi và dễ chế biến. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến cho rằng bữa sáng của con phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ngũ cốc không đáp ứng được điều này và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vậy làm thế nào để lựa chọn ngũ cốc cho trẻ vừa đảm bảo được dinh dưỡng, vừa giúp trẻ ngon miệng và mang lại sự tiện lợi cho các bà mẹ? Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho các bà mẹ cách lựa chọn loại ngũ cốc an toàn cho bữa ăn của bé.
Lựa chọn ngũ cốc cho bữa ăn sáng của bé
Lựa chọn ngũ cốc cho bữa ăn sáng của bé 

Lựa chọn ngũ cốc lành mạnh bằng cách nào?

Phần lớn mọi người thường chọn loại ngũ cốc có nhiều chất xơ và nguồn tinh bột tốt giúp cung cấp năng lượng. Người trưởng thành cần khoảng 30gr chất xơ mỗi ngày trong khi trẻ em chỉ cần 5-10gr. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc đáp ứng được cả hai yêu cầu này.

Lựa chon ngũ cốc lành mạnh cho trẻ
Lựa chon ngũ cốc lành mạnh cho trẻ 
Tuy nhiên, bạn cần tìm kiếm thêm thông tin để quyết định loại ngũ cốc phù hợp cho con mình. Bạn có thể lập một bản danh sách để kiểm tra các thành phần của ngũ cốc như sau:
1. Đường
-Kiểm tra xem liệu ngũ cốc có thêm đường hay không. Lượng đường thêm này có ít giá trị dinh dưỡng và có thể gây sâu răng cho trẻ. Do đó trẻ em nên tránh hoặc ăn ít loại ngũ cốc có đường.
-Kiểm tra danh sách các thành phần của ngũ cốc để xem thứ hạng của đường. Nếu đường nằm trong top 2 hoặc 3 thì bạn cần cân nhắc trước khi mua.
-Tổng lượng đường trong ngũ cốc có thấp không? Tổng lượng carbohydrates trong danh sách là đại diện cho tất cả carbohydrates chứa trong thực phẩm. Tuy nhiên số liệu về đường chỉ đại diện cho các loại đường đơn giản mà không tính đến đường trong trái cây hoặc sữa. Do đó cần ước tính lượng đường thật sự để lựa chọn loại ngũ cốc tốt.
-Ngũ cốc này có chỉ số đường huyết thấp (GI – Glycemic Index) hay trung bình không? Chỉ số này trong ngũ cốc thấp hoặc trung bình sẽ cung cấp sự giải phóng năng lượng chậm hơn và tốt cho sức khỏe.
-Hạt ngũ cốc có nguyên hạt không? Những hạt nguyên thường ít trải qua chế biến nhiều, do đó chứa nhiều thành phần tự nhiên như vitamins, khoáng chất và phytochemical (giúp chống ung thư và bệnh tim mạch).
-Tại sao lượng đường lại quan trọng như vậy đối với sức khỏe? Ngoài tác hại gây sâu răng, đường nói chung và lượng đường đơn giản vượt quá mức có thể phá hủy khả năng cân bằng đường trong máu và insulin của cơ thể. Sự mất cân bằng này không chỉ tác động tới bộ não mà còn gây ra bệnh béo phì. Qua một thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến sự kháng insulin và bệnh tiểu đường.
2. Muối
Kiểm tra xem ngũ cốc có lượng natri (muối) thấp hay không ? Các nghiên cứu cho thấy phần lớn natri trong cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Kiểm soát lượng natri là tốt cho cơ thể. Vì vậy kiểm tra nếu lượng natri thấp hơn 100g là có thể chấp nhận được.
3. Chất béo
Kiểm tra lượng chất béo có thấp hay không? Thông thường lượng chất béo chứa trong ngũ cốc là không cao. Tuy nhiên hãy luôn nhớ những thức ăn có hàm lượng chất béo quá thấp thì không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn.
5 lời khuyên hữu ích khi chọn ngũ cốc ăn sáng cho bé
1. Hãy đọc kỹ chú thích trên sản phẩm
Mẹ hãy tìm các ngũ cốc được làm 100% từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít hơn 4gr đường bổ sung, ít hơn 480mg natri và ít nhất có chứa 2gr chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn.
2. Đừng lờ đi một số thành phần
Nếu mẹ nhìn thấy bánh mì trắng, bột mì tinh chế, bột mì trắng đặc biệt là các loại dầu đã được hydro hóa được ghi trên nhãn thành phẩm thì hãy để nó lại trên kệ đi, những thành phần này sẽ hại cho bé đấy.
3. Chúng ta hãy là tấm gương cho con
Mẹ đừng quá mải mê đắm mình vào các món đồ ngọt hay thức uống có gas mà bắt con phải ăn uống lành mạnh với các thực phẩm tươi sống. Hãy cho bé cùng đi chợ, hãy ăn cùng bé và để bé thấy rằng cả gia đình đang cùng nỗ lực để cải thiện thực phẩm và sức khỏe là một điều đúng đắn.
4. Thay đổi dần các thói quen
Việc mẹ thay đổi thói quen và thương hiệu ngũ cốc bé thường ăn không phải dễ dàng. Mẹ cũng đừng nên ép buộc con mà nên khéo léo, chỉ đổi một nửa lượng ngũ cốc và thay thế bằng ½ loại ngũ cốc mới (an toàn và chất lượng hơn) trong bữa sáng của con.
5. Mẹ vẫn còn các lựa chọn khác
Thay vì mẹ cứ ép con ăn thật nhiều loại ngũ cốc đóng gói tiện lợi vừa bổ sung vitamin vừa tiết kiệm thời gian, thì hãy cho bé một thực đơn phong phú nhưng cũng đơn giản. Với trứng kèm bánh mì nướng, trái cây sấy khô, sữa chua trắng hoặc chuối cùng bơ đậu phộng tự nhiên cũng đầy đủ dưỡng chất rồi đấy mẹ.
Xem thêm các chủ đề: 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here