9 Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

0
4643
Chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong thời kỳ ăn dặm
Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Giai đoạn bé ăn dặm là giai đoạn sữa mẹ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé. Chính vì vậy giai đoạn này là rất quan trọng để có thể duy trì được đầy đủ dinh dưỡng cho các bé. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để giúp bé khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhé!

1. Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm

Các mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn dặm sớm quá sẽ không tốt đến sức khỏe của bé. Trong khoảng thời gian từ bốn đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn.
Thời gian bé ăn dặm thường từ 4 đến 6 tháng tuổi
Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó, thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý cha mẹ.

2. Tập làm quen với thức ăn

Bạn và nhóc tì của bạn có rất nhiều thời gian để khám phá thế giới bếp núc và những món ăn tuyệt vời nhưng đừng nôn nóng. Hãy cho con ăn thật từ tốn, bắt đầu với lượng thức ăn rất ít và nhữngthực phẩm dễ tiêu, sau đó mới tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.

Các loại trái cây rau củ như bơ, ngũ cốc, chuối, táo, lê,… là những thực phẩm dễ tiêu
Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ. Do vậy, tốt nhất bạn nên cho con ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có ba bữa chính lớn.

3. Mẹ nên cho bé tiếp tục bú sữa khi ăn dặm

Cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài trong suốt năm đầu đời. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của bé trong suốt năm đầu đời vì vậy dù bạn đã tập cho bé ăn dặm thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.

4. Chọn thức ăn phù hợp

Hãy quan sát để biết con bạn thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để tìm ra thực đơn phù hợp nhất cho bé. Ngoài ra, bạn cũng phải xem các thành viên trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với loại thức ăn nào không và tránh không cho bé sử dụng, đề phòng bé cũng bị dị ứng với loại thức ăn đó do di truyền.
Tìm ra nhóm thực phẩm phù hợp cho bé

5. Chấp nhận sự lôi thôi của bé

Khi bé ăn dặm cũng là khi bạn thấy quần áo bé lúc nào cũng lem nhem với các loại nước sốt hay vụn thức ăn rớt xuống thậm chí văng ra cả sàn nhà. Do vậy, trong thời gian này bạn hãy sắm cho bé những bộ quần áo phù hợp để bé mặc mỗi khi ăn.

6. Mỗi tuần cho bé ăn thêm một loại thức ăn mới

Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.

7. Đừng lo lắng khi bé đi ngoài ra phân khác màu

Khi bạn cho bé ăn dặm bạn đã đưa vào ruột bé những loại thức ăn khác nhau do vậy đừng lo lắng nếu thấy phân của con có những màu sắc hay hình dạng khác thường. Thậm chí bạn sẽ thấy những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa được cũng sẽ ra ngoài theo phân của bé.

8. Lịch ăn dặm cho bé

Chừng nào bé bắt đầu hiểu dần về phương pháp ăn dặm thì bé sẽ ngày càng có hứng thú với các món ăn phong phú hơn (thông thường từ 6 đến 9 tháng tuổi). Bạn hãy bắt đầu chia lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho mỗi ngày của bé. Kể cả khi bé không thấy đói thì sẽ vẫn có một thói quen đối với lịch ăn đều đặn như vậy.
Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:
Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn
Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.

9. Mẹ nên cho bé ăn dặm thế nào?

Thực phẩmăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên bạn hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:
Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của bạn sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong nhữngthực phẩmăn dặm đầu tiên cho bé.
Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu bạn cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào bạn .
Thực phẩmbăm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này bạn có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền bạn hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.
Trên đây là 9 lưu ý khi mẹ cho bé ăn dặm để có thể đảm bảo sức khỏe và đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Chúc bạn các bạn thành công!


Xem thêm các chủ đề: 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here