Nếu 1-2 lần bé nhà bạn ngủ bị ra mồ hôi do thời tiết thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bé ra quá nhiều mồ hôi ở nách, lưng, trán, lòng bàn tay, bàn chân… thì các mẹ đừng nên xem nhẹ bởi nó là tác nhân mang đến các bệnh về hô hấp. Vậy, mẹ phải làm gì khi bé ra mồ hôi quá nhiều khi ngủ?
Bé ra mồ hôi trộm nhiều phải làm sao?
- Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý
Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.
Phân biệt mồ hôi trộm ở trẻ
Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết. Đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt. Đối với mồ hôi trộm bệnh lý cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thơì.
- Xử lý mồ hôi trộm sinh lý
Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng. Thời gian tắm nắng: Buổi sáng trước 10h, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để việc tắm nắng đạt hiệu quả, các mẹ nên để càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D
Giữ cho bé luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày).
Khi bé ra mồ hôi, mẹ hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho bé, nhất là trong trường hợp bé hay ra mồ hôi ở vùng đầu, lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều, thấm ngược vào cơ thể khiến bé sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.
Bổ sung đầy đủ nước thường xuyên: Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước thường xuyên, lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu của trẻ. Mục đích là tránh để trẻ bị mất nhiều nước và bù lại lượng đã mất đi qua mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.
- Một số món ăn có thể giúp hạn chế chứng mồ hôi trộm ở trẻ
– Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.
– Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày.
– Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi.
– Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. – Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.
Chữa mồ hôi trộm đúng cách giúp bé ngoan, phát triển tốt
Tình trạng ra mồ hôi trộm hiện nay khá phổ biến ở trẻ nên các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh, ghi nhớ biểu hiện để phân biệt bệnh của bé để từ đó có cách xử lý phù hợp và chính xác.
Để giúp mẹ chăm bé tốt hơn và giúp bé luôn khô ráo, không bị hăm tã, Earthmama xin giới thiệu đến mẹ Kem chống hăm bio bio baby là một trong những loại kem chống hăm cho trẻ sơ sinh đang được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay. Sản phẩm với các thành phần organic, diu nhẹ cho làn da của trẻ có tác dụng phòng ngừa và điều trị các chứng hăm tã cho em bé sơ sinh và trẻ nhỏ.
Kem chống hăm Bio Bio Baby
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm các chủ đề: