3 cách giúp bé ợ hơi dễ dàng mẹ nên biết

0
961

Đa số trẻ sơ sinh hiện nay đều mắc phải chứng vàng da làm các bậc cha mẹ lo lắng về mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy, vàng da có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho các mẹ những thông tin cần thiết về căn bệnh này:

Vàng da ở trẻ sơ sinh

  1. Biểu hiện của bệnh vàng da

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, da và lòng trắng của mắt sẽ có màu vàng. Màu vàng xuất hiện đầu tiên trên mặt và ngực của bé, thường từ 1 đến 5 ngày sau sinh.

Trẻ có nồng độ bilirubin cao có thể có các biểu hiện sau:

– Tình trạng vàng da nghiêm trọng

– Phản ứng chậm chạp, không bú tốt

– Hay gắt gỏng, dễ bị kích thích

– Hay cong lưng

– Khóc ré lên thất thanh

Trẻ bị vàng da thường gắt gỏng, khóc thét

Mức bilirubin quá cao có thể gây nguy hiểm. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu bé có một trong các biểu hiện bên trên.

  1. Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

– Vàng da ở trẻ sơ sinh do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ, chiếm 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Nguyên nhân sự tích tụ của bilirubin này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao và các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Biểu hiện chứng vàng da nhẹ

– Tuy nhiên, một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (gọi là vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (gọi là vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

  1. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

– Vàng da sinh lý: Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).

Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng…Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

Trẻ bị vàng da được điều trị

– Vàng da bệnh lý:  khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm.
  • Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
  • Mức độ vàng toàn thân và cả mắt.
  • Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…).
  • Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

  1. Làm gì khi trẻ bị vàng da?

Đối với vàng da nhẹ:

– Có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh).

– Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.

Cho bé tắm nắng hàng ngày để phòng và chữa vàng da sinh lý

Đối với vàng da nặng:

– Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.

– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

– Một liệu pháp nữa để trị vàng da ở trẻ sơ sinh là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại.

Cho bé bú nhiều để đào thải Bilirubin

– Ngoài ra mẹ cũng nên theo dõi diễn biến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh. Nếu bé không thuyên giảm thì nên cho bé đi khám để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Như vậy, vàng da không phải là bệnh quá nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị vàng da sinh lý thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý những biểu hiện vàng da của bé nếu bất thường và đưa bé đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bé nhé!

Sữa tắm cho trẻ sơ sinh Bio Bio Baby với thành phần hữu cơ chiết xuất của hoa cúc La Mã Chamomile và protein thực vật là sản phẩm làm sạch da và tóc cho bé được Earthmama nhập khẩu trực tiếp từ Ý và cung cấp tại Việt Nam. Khác với các sản phẩm hóa học, Sữa tắm gội 2 trong 1 cho bé yêu cảm giác thoải mái nhất mỗi khi tắm nhờ mùi thơm dịu nhẹ, không làm cay mắt cho bé sự khô thoáng, sạch mát mà không hề làm mất cân bằng độ ẩm hay gây dị ứng da. Sản phầm được yêu thích bởi khả năng bảo vệ da bé trước những tác động của vi khuẩn từ mồ hôi, bã nhờn và bụi môi trường.

Sữa tắm cho trẻ sơ sinh Bio Bio Baby

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Xem thêm về các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here