Phòng bệnh cho trẻ từ những bữa ăn đầu tiên

0
3480

Những bữa ăn dặm đầu tiên của bé hẳn là điều mong chờ nhất của những người làm mẹ. Tuy thế vẫn không tránh khỏi những nỗi băn khoăn, lo lắng vì đây là giai đoạn mà bé yêu vẫn còn non yếu, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề như táo bón, tiêu chảy, dị ứng, buồn nôn,… Để có được sự bình tĩnh mà khắc phục những trường hợp trên, Mẹ hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ về những bệnh thường gặp nhé:

1. Rối loạn tiêu hóa:
Là các bệnh có nguyên nhân từ việc thay đổi thói quen ăn uống của bé, từ bú sữa sang ăn đặc.

Các bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp:

  • Chướng bụng, đầy hơi, ợ chua
  • Nôn trớ
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
Lưu ý khi thay đổi thói quen ăn uống của trẻ
Lưu ý khi thay đổi thói quen ăn uống của trẻ
Để tránh các bệnh này về lâu dài, mẹ tham khảo những lời khuyên sau nhé:
  • Luôn cho bé ăn chín, uống sôi
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Uống nhiều nước
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa, nếu bé có thái độ không hợp tác, mẹ không nên ép bé
  • Thường xuyên rửa tay, vệ sinh đồ chơi cho bé, hạn chế cho bé ngậm đồ chơi vào miệng
2. Viêm tai giữa:

Là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai của bé, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng khả năng nghe của bé.

sua cho be tang can tot
Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ
Nguyên nhân viêm tai giữa:

  • Bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa
  • Bé nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm
  • Do cảm lạnh. Không khí bị ô nhiễm, hít khói thuốc lá.
  • Chọc ngoáy vào tai

Triệu chứng của viêm tai giữa:

  • Sốt, thường là sốt cao 39-40 độ C, nhức đầu
  • Bé quấy khóc nhiều
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Không phản ứng khi có tiếng động
  • Đau tai, khó chịu
  • Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai

Với bệnh viêm tai giữa, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ sớm. Sẽ có những loại thuốc đặc trị để nhỏ vào tai cũng như cho bé uống, cần theo đơn của bác sĩ. Không nên chủ quan, dễ để lại hậu quả nặng nề cho bé sau này.

Để phòng tránh viêm tai giữa, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Để ý khi bé nằm bú sữa, không để bé nằm ngửa quá thấp, tránh bị sặc
  • Không dùng bông tăm ngoáy sâu vào tai bé
  • Dùng bịt mặt khi cho bé ra đường
3. Nhiễm trùng đường hô hấp:

Là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu, đường hô hấp chưa hoàn thiện, bé dễ bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng:

  • Ho
  • Sốt
  • Khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Chảy mủ tai.
danh-sach-nhung-bac-si-nhi-uy-tin-nhat-ha-noi-520x245
Chú ý vệ sinh cho con trẻ
Khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ nên làm theo những lời khuyên sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho con
  • Tiếp tục cho bé ăn, bú nhiều hơn, không nên kiêng cữ
  • Cho bé uống đủ nước
  • Làm thông mũi cho bé dễ thở
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ

Để tránh nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Dùng bịt mặt khi cho bé ra đường
  • Giữ ấm cho con

Trong các trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để có hướng khắc phục phù hợp, kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here