Những món ăn dặm bổ dưỡng cho bé yêu khi bắt đầu tập ăn

0
2425

Ăn dặm luôn là giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé. Nên ăn gì, không nên ăn gì, ăn như thế nào… là số ít trong hàng trăm câu hỏi về ăn dặm. Nếu vẫn đang đau đầu về việc xây dựng thực đơn cho bé yêu tập ăn thì mẹ hãy tìm hiểu ngay những thông tin bổ ích bên dưới nhé.

Ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng của bé

1/ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với đồ ăn rắn thay vì sữa mẹ. Do đó, mẹ cần phải xay thật nhuyễn thức ăn, những ngày đầu chỉ nên trộn bột ngũ cốc với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé làm quen.

Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với đồ ăn rắn ngoài sữa mẹ

Các nguyên tắc cần biết:

  • Thức ăn cần được xoay nhuyễn thật mịn
  • Nên kiêng nhẫn và không nên ép nếu bé tỏ ra không thích ăn
  • Cần cho bé làm quen với 1 món ăn trong 3 ngày để theo dõi liệu bé có dị ứng hay không
  • Cho bé ăn từ lỏng đến đặc, ngọt đến mặn. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên hạn chế các thực phẩm tanh như cá, tôm, chỉ nên bổ sung thịt lơn, gà dạng bột.
  • Không nêm nếm gia vị vào món ăn.
  • Cho trẻ ăn từ từ, giai đoạn 6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1 bữa trong ngày.
  • Các thực phẩm cần có: tinh bột (gạo tẻ), đạm (thịt nạc lợn, ức gà), chất béo (dầu ăn, dầu oliu), rau (cà rốt, bí đỏ, khoai lang).
  • Giai đoạn này sữa mẹ vẫn là thực phẩm chủ yếu của bé

Mẹ không nên ép bé ăn nếu bé tỏ ra không thích

Bột dinh dưỡng cà rốt (Trong 1+ 2 tuần đầu ăn dặm)

Thời gian đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn các món ngọt như bột dinh dưỡng cà rốt. Bột dinh dưỡng mẹ mua dạng gói, bỏ vào nước sôi rồi khuấy đều. Cà rốt cắt nhỏ, hấp chín rồi xay nhuyễn, sau đó trộn với bột để cho bé ăn. Ban đầy mẹ nên khuấy lỏng để trẻ quen dần.

Bột dinh dưỡng cà rốt thích hợp cho bé mới tập ăn

                      Bí ngô trộn sữa mẹ

Nếu bé vẫn chưa chịu chấp nhận những món ăn dặm thì mẹ có thể “đánh lừa” bằng món bí ngô trộn sữa mẹ siêu hấp dẫn. Sữa mẹ vắt ra rồi cho vào tủ lạnh, trong khi đó thái bí ngô, hấp chín và xay nhuyễn. Sau cùng, trộn bí ngô cùng với sữa mẹ để bé tập ăn. Món ăn này vừa có vị thơm của bí, lại béo béo vì sữa mẹ nên chắc chắn bé sẽ rất thích.

Bí ngô trộn sữa mẹ giúp bé làm quen với đồ ăn mới

Cháo trứng bí ngô (Trong tuần thứ 3 và thứ 4 của tháng thứ 6)

Bí ngô cắt lát nhỏ, cho vào nồi nấu cùng với cháo. Khi thấy bí ngô đã chín, mẹ vớt ra và nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn. Trong khi đó, trứng gà được đập ra chén, đánh tan, chờ khi cháo chín thì mẹ từ từ đổ vào và khuấy đều để tránh bị vón cục.

    Cháo trứng bí ngô dễ nấu và ngon miệng

            Cháo thịt lợn, súp lơ (Trong tuần thứ 3 và thứ 4 của tháng thứ 6)

Đầu tiên, mẹ cho gạo vào nồi và nấu với nước. Thịt heo cần băm nhuyễn, sau khi cháo chín thì bỏ vào khuấy đều, tiếp theo bỏ súp lơ vào, nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Cháo thịt lợn, súp lơ thêm ngon cho bé

Mẹ nên lưu ý một số tiêu chí khi cho con ăn dặm

  •   Cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: tinh bột, protein, chất béo, rau củ
  •   Giai đoạn này trẻ đã có thể làm quen với những đồ ăn có mùi tanh như cá, cua, tôm,…
  •   Không nêm gia vị vào món ăn
  •   Số bữa trong ngày: 2 bữa
  •   Vẫn duy trì việc bú mẹ từ 600-700ml sữa/ngày

Giai đoạn này trẻ vẫn cần bú đủ từ 600-700ml sữa mỗi ngày

Giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc răng và muốn tìm đồ để nhai. Do đó, trong giai đoạn này mẹ có thể bổ sung thêm bánh ăn dặm vào thực đơn cho bé, vừa cung cấp dưỡng chất lại vừa giúp bé làm quen với việc nhai đồ ăn.

Từ 7-9 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm bánh ăn dặm cho bé

2/ Các món ăn dặm cho bé trong giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi

                      Cháo yến mạch, thịt gà, khoai tây

          Yến mạch mẹ đem ngâm nước cho nở. Sau khi cháo nẫu nhuyễn thì cho thịt gà, khoai tây thái nhỏ vào, khi gần chín thì bỏ thêm yến mạch. Món ăn này cần được xoay nhuyễn trước khi cho bé ăn.

Thịt gà cung cấp protein tốt cho cân nặng và sự phát triển thần kinh, trong khi yến mạch giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả cho bé.

Cháo yến mạch, thịt gà, khoai tây bổ dưỡng

Cháo thịt bò, dền tím, phô mai

Thịt bò và dền tím là những thực phẩm giàu sắt cho bé. Trong khi đó, phô mai rất giàu canxi và khoáng chất, là nguồn protein dồi dào thay thế cho thịt, đồng thời tạo ra vị béo ngậy ngon miệng cho bé. Mẹ hãy nhanh chóng bổ sung món ăn này vào thực đơn ăn dặm để bé yêu cao lớn, khỏe mạnh.

Cách thực hiện: Sau khi cháo chín, mẹ cho thịt bò, dền cắt nhỏ vào nấu cho đến khi chín. Khi múc ra tô cho bé, mẹ mới cho phô mai vào và khuấy đều. Đặc biệt, mẹ đừng quên cho thêm 1 muổng dầu ăn để cung cấp chất béo cho con nhé!

Cháo thịt bò và dền tím giúp cung cấp sắt cho bé yêu

   Thời điểm này mẹ đã có thể cho bé ăn thêm các loại bánh hoặc đồ thêm bên ngoài để bé ăn thêm bữa phụ. Bánh ăn dặm cho bé cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, thành phần tự nhiên an toàn cho sức khỏe và hương vị thơm ngon.

3/ Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn từ 9 tháng trở lên, bé đã bắt đầu ăn được các thực phẩm như cua, tôm, ghẹ. Đồng thời, cháo nguyên hạt không cần xoay nhuyễn cũng có thể được trẻ tiếp nhận. Bên cạnh đó, các bánh cho bé ăn dặm, trái cây cũng cần được bổ sung thêm trong giai đoạn này.

Từ 9 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn dặm 2 đến 3 bữa một ngày

Nguyên tắc

  • Tăng dần bữa ăn dặm cho bé: từ 2 đến 3 bữa/ngày
  • Thức ăn cần được xay mịn, không cần quá nhuyễn để bé học cách nhai đồ ăn
  • Không nêm nếm bất kỳ gia vị gì vào đồ ăn

                      Cháo cà hồi, cà rốt, bí xanh

Cá hồi giàu omega 3 và protein, giúp phát triển hệ thống thần kinh. Trong khi đó, cà rốt và bí xanh là thực phẩm giàu vitamin, chất xơ rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Trước tiên, mẹ bỏ gạo vào nước nấu cho tới khi chín. Cá hồi xào sơ với dầu oliu hoặc dầu ăn, cà rốt và bí xanh thái nhỏ hạt lựu. Khi cháo sôi, mẹ bỏ cá hồi, cà rốt và bí xanh vào và tiếp tục nấu.

Cháo cá hồi cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu

Cháo lươn

Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, giàu sắt, khoáng chất, vitamin và giúp bé nhanh tăng cân, chữa bệnh còi xương hiệu quả.

Cách thực hiện:

Xương luộc chính hoặc hấp, sau đó mẹ lấy thịt, bỏ xương. Thịt lươn mẹ đem xào với dầu, cho tới khi chín kỹ thì tắt bếp. Khi cháo chín, mẹ bỏ thịt lươn đã xào và trộn đều.

Mẹ có thể nấu cháo lươn với khoai môn, cà rốt hoặc vơi rau mùng tơi.

Cháo lươn bổ dưỡng giúp bé chống còi xương, suy dinh dưỡng

Cháo tôm nấu với cà rốt, khoai tây, hạt chia

Cà rốt và khoai tây thái nhỏ, bỏ vào chung với gạo và nấu chín. Tôm đem luộc hoặc hấp, lột vỏ, cắt khúc nhỏ. Khi cháo chín, mẹ cho tôm vào nồi, sau khi múc ra tô cho bé ăn thì cho thêm hạt chia xay nhỏ.

Cháo tôm nấu với cà rốt, khoai tây, hạt chia

Trên đây là tất tần tật những món ăn bổ dưỡng và thơm ngon cho con trong thời kỳ ăn dặm. Các mẹ hãy tham khảo và dành thêm thời gian để chế biến ra các món ăn ngon cho bé yêu nhé.

Đặc biệt, nếu mẹ chưa biết tìm mua bánh ăn dặm cho bé ở đâu cho con thì hãy đến với Earthmama để có được sản phẩm chất lượng và an toàn cho con mẹ nhé.

Bánh ăn dặm Apple Monkey được làm từ những hạt gạo hữu cơ và các loại rau quả organic, không hóa chất, là tình yêu của mẹ cho nụ cười hạnh phúc của con.

Mỗi miếng ăn của Bé sẽ trở nên có ý nghĩa hơn khi được bắt đầu với bánh ăn dặm organic Apple Monkey:

  • Bổ sung Omega 3 & DHA giúp trẻ thông minh
  • Không Gluten – không bột ngọt – ít đường – không chất bảo quản – không đậu phộng & không sữa, thích hợp với cả các bé bị dị ứng với sữa và đậu phộng
  • Trẻ nhỏ cần tiêu thụ nhiều rau hơn người lớn, vì vậy nên chọn “bánh ăn dặm Apple Monkey” có bổ sung rau và can xi cho bé cao lớn hơn.

Bánh ăn dặm organic Apple Monkey

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here