Do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nên trẻ sơ sinh rất chịu ảnh hưởng từ môi trường. Trong đó, trường hợp dễ gặp nhất là trẻ bị nghẹt mũi, làm ảnh hưởng đến luồng hô hấp của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhẹ, bé có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, trẻ thở khò khè và có thể quấy khóc. Khi trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như sổ mũi ( chảy nước mũi), hắt hơi.
Những trường hợp này, có thể đổi tư thế khi bé nằm, nâng cao đầu hoặc bế đứng thì trẻ sẽ đỡ hơn và dễ thở hơn. Khi nghẹt mũi nặng, mà dân gian nhiều nơi vẫn gọi là “ cứng mũi” thì bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, là ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến cảm thấy khó thở phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến các bệnh lý khác như viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ hỏng và sinh ra ho đờm.
Dưới đây là một số biện pháp chữa trị cho trẻ bị nghẹt mũi:
1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.
Cách nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.
2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.
3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.
4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.
5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.
6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.
Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.
Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi
Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.
Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.
Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.
Xem thêm các chủ đề: