4 giai đoạn của tình trạng tắc tia sữa mà mẹ cần biết

0
790

Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng áp-xe. Vì vậy, với 4 giai đoạn của tình trạng tắc tia sữa được Earthmama chia sẻ sau đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong quá trình chữa trị.

Xem thêm: 

Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ hay gặp phải

Để có được phương pháp chữa tắc tia sữa phù hợp và hiệu quả, việc xác định mẹ đang ở giai đoạn nào của tình trạng tắc tia sữa là rất cần thiết. Trong đó, tắc tia sữa sẽ có 4 giai đoạn chủ yếu sau đây:

1.    Giai đoạn 1: Cương sữa sau sinh

Đây là một hiện tượng sinh lý khá bình thường, xuất hiện sau 3 – 5 ngày sau khi sinh.

Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa Prolactin và Oxytocin. Chúng là hai hormone chính phụ trách việc tiết sữa mẹ. Trong đó, Prolactin là hormone tạo sữa còn Oxytocin là hormone co bóp tuyến sữa để đẩy sữa ra khỏi bầu vú.

Khi em bé mới chào đời cũng là lúc Prolactin được tiết ra nhiều nhất. Lúc này, nhờ có Prolactin mà sữa được đổ về các nang sữa. Tuy nhiên, lượng Oxytocin lại chưa đủ để làm co bóp tuyến sữa. Vì vậy mà sữa trong các nang không được giải phóng ra bên ngoài.

Sữa trong các nang không được giải phóng ra bên ngoài khiến mẹ bị cương sữa sau sinh

Điều này khiến cho mẹ bị đau, khó chịu và bầu ngực căng cứng và bắt đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để chữa cương cứng sau sinh, mẹ nên dùng khăn ấm đặt lên bầu ngực, massage nhẹ nhàng để tuyến sữa được lưu thông. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ cho sữa chảy ra để giảm căng tức trong bầu ngực.

Lưu ý: Mẹ nên chườm ấm khoảng 3 phút để sữa chảy ra dễ hơn!

2. Giai đoạn 2: Tắc sữa thông thường

Đây là hiện tượng mà mẹ có thể gặp bất kì lúc nào trong thời gian cho con bú.

Nguyên nhân là do sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Dưới tác động kích thích của động tác bú của trẻ, sữa sẽ chảy ra bên ngoài. Trên dòng chảy, vì một lý do nào đó mà ống dẫn bị hẹp bít lại, sữa sẽ không thoát ra ngoài được.

Tại chỗ tắc sẽ tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Lúc này, sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra làm các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác. Lâu dần, tình trạng tắc sữa sẽ càng nặng thêm.

Bít tắc có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa, có thể bị tắc ở 1 ống dẫn gây nên hiện tượng tắc 1 tia sữa hoặc bị tắc cùng lúc nhiều ống dẫn khác nhau.

Khi các ống dẫn sữa bị chèn ép, lâu dần sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa

Nếu không may bị tắc tia sữa, mẹ cần thực hiện chườm ấm đầu ti và kết hợp với massage, cho bé bú thường xuyên. Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa, mẹ nên hạn chế các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, uống thêm các đồ uống có công dụng thông tia sữa như Trà lợi sữa Mammy tại Earthmama.

3. Giai  đoạn 3: Viêm vú

Nguyên nhân của viêm vú có thể do nhiễm khuẩn theo đường máu hoặc do vệ sinh đầu vú không đúng cách trong thời gian cho con bú. Nhiễm khuẩn gây viêm. chít hẹp hệ thống ống dẫn làm cho sữa không thể thoát ra ngoài.

Triệu chứng thường thấy: Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, kèm theo cơn ớn lạnh, rét run, đau nhức sâu trong tuyến vú. Đau khi chạm vào hoặc cử động tay. Vú bị viêm sẽ sưng to, hạch ở nách cũng sẽ phình to và gây đau đớn.

Sốt cao, mệt mỏi và đau nhức tuyến vú là những triệu chứng thường thấy của giai đoạn viêm vú

Khi bị tắc tia sữa phải làm sao, nhất là ở giai đoạn viêm vú? Cách tốt nhất là tìm gặp các bác sĩ có tay nghề để đẩy hết lượng sữa bị tắc ra ngoài, giúp bầu ngực được thông thoáng hơn.

4. Giai đoạn 4: Áp-xe vú

Giai đoạn cuối cùng là áp-xe vú. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất mà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể, đây là tình trạng mà trong vú có chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm, thường là biến chứng của bệnh viêm vú do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú, gây nhiễm khuẩn ống dẫn sữa và tuyến sữa.

Một số triệu chứng của áp-xe vú có thể kể đến như: sốt cao, đau đầu, da xanh xao, thậm chí sữa tiết ra có thể kèm mủ. Lúc này, mẹ cần đến ngay các trung tâm ý tế uy tín để chữa trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ sau này.

Áp-xe vú là tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ nếu không chữa trị kịp thời

Vừa rồi, Earthmama đã chia sẻ đến bạn một số giai đoạn chủ yếu của tình trạng tắc tia sữa. Hy vọng, sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn không chỉ về khái niệm tắc tia sữa là gì mà còn có thể biết được các giai đoạn cụ thể của tình trạng tắc tia sữa, qua đó có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất!

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here