Trị tắc tia sữa vón cục với 4 phương pháp đơn giản tại nhà

0
548

Tắc tia sữa sau sinh là triệu chứng thường gặp ở các mẹ trong giai đoạn nuôi và chăm con bằng sữa mẹ. Lượng sữa về nhiều nhưng không thể thoát ra ngoài cho con bú, làm vùng ngực căng tức, khó chịu và tâm lý mẹ căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, Earthmama sẽ hướng dẫn mẹ 4 phương pháp đơn giản, hiệu quả chữa chứng tắc sữa này tại nhà mà không tốn nhiều thời gian, chi phí nhé!

Xem thêm:

ngay-khi-phat-hien-van-co-the-chua-tac-tia-sua-tai-nha-nhanh-chong-va-hieu-qua

Ngay khi phát hiện mẹ vẫn có thể chữa tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

1. Tắc tia sữa vón cục nguy hiểm như thế nào

Thứ nhất, mẹ tắc sữa từ ngày đầu sau sinh sẽ không có sữa non

Dấu hiệu tắc sữa có thể xuất hiện ngay từ lúc mẹ vừa sinh xong. Tình trạng này có thể do cơ thể mẹ yếu, sinh mổ nên lượng thuốc mê vẫn còn, ảnh hưởng đến sức khỏe và lượng sữa về dẫn đến tắc tia sữa sau sinh mổ. Và vì thế, con mất đi lượng sữa non quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời.

Lượng sữa non trong 3 ngày đầu, đặc biệt trong một tiếng sau sinh là vô cùng dinh dưỡng cho bé. Mỗi đứa trẻ chỉ có 1 lần trong đời được tận hưởng nguồn sữa chất lượng này, nếu bỏ qua giai đoạn ấy con sẽ không được cung cấp hệ miễn dịch khỏe mạnh và tự nhiên như các bạn khác.

me-tac-sua-ngay-vua-sinh-xong-se-lam-mat-nguon-sua-non-dinh-duong-cho-be

Mẹ tắc sữa ngay vừa sinh xong sẽ làm mất nguồn sữa non dinh dưỡng cho bé

Thứ hai, tắc sữa có thể dẫn đến áp xe, viêm mủ và ung thư

Tắc tia sữa thời gian 1 2 ngày đầu chỉ làm ngực mẹ căng tức, khó chịu. Nhưng lượng sữa vẫn về mà tuyến dẫn không thông, con không ti mẹ được dẫn đến sữa vón cục bên trong các ống dẫn sữa, làm sưng cứng ngực và viêm mủ.

Tình trạng này các mẹ vẫn gọi là áp xe, áp xe không chỉ làm mẹ khó chịu, mệt mỏi, con khó bú mà ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ. Các phần viêm mủ nếu không được xử lý và còn đóng cục trong ngực có thể làm mẹ bị viêm nang, ung thư về lâu dài.

sua-ve-nhung-me-lai-khong-the-tiet-ra-de-gay-viem-ap-xe-hoac-chung-benh-khac

Sữa về nhưng mẹ lại không thế tiết ra nên vẫn ứ lại bên trong, lâu ngày gây căng, viêm thậm chí chuyển sang áp xe hoặc chứng bệnh khác

2. Chữa tắc tia sữa tại nhà với 4 phương pháp đơn giản

2.1. Chườm nóng ngực

Mỗi ngày mẹ chườm khăn ấm hoặc sử dụng túi chườm ngực lên bầu ngực khoảng 15 phút/lần, 3-5 lần/ngày. Nhiệt độ nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu và dòng sữa, nhờ vậy tuyến sữa sẽ không bị tắc, vón sữa cũng tan ra.

Nếu quá bận, mẹ có thể tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm, miễn là để phần ngực bị tắc tia sữa vón cục được tiếp xúc với hơi nóng. Cách này cũng sẽ giúp bầu ngực giảm bớt đau, không bị tắc tia sữa nữa.

me-co-the-tam-bang-nuoc-am-de-co-the-va-vung-nguc-duoc-thu-gian

Nếu không thể chườm nóng ngực trực tiếp, mẹ có thể tắm bằng nước ấm để cơ thể và vùng ngực được thư giãn

2.2. Xoa bóp với các bài tập massage ngực

Mát xa bầu ngực là cách thông thường nhất mẹ có thể của thực hiện ngay khi phát hiện triệu chứng viêm tắc tia sữa sau sinh. Bạn mát xa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc đơn giản chỉ là xoa bóp vùng ngực của mình, kết hợp với kem dưỡng organic hoặc dầu massage vùng ngực để giảm căng tức và kích thích lưu thông tia sữa.

2.3. Uống trà và đắp lá bồ công anh

Theo y học cổ truyền, lá bồ công anh tươi có vị đắng ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng và đặc biệt trị chứng viêm tắc tia sữa cho mẹ sau sinh hiệu quả.

dung-la-bo-cong-anh-co-the-giup-me-tri-chung-viem-tac-tia-sua-sau-sinh

Dùng lá bồ công anh có thể giúp mẹ trị chứng viêm tắc tia sữa sau sinh

Mẹ dùng bồ công anh khô để làm nước trà uống mỗi ngày, đun uống giúp thông tia sữa, làm mát cơ thể giúp mẹ thư giãn. Với lá tươi thì có thể dùng chày giã nhỏ vắt lấy nước uống còn bã thì đắp lên bầu ngực nhưng tránh vùng đầu vú, để qua đêm và sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch.

2.3. Tập cho con bú sữa liên tiếp

Việc tắc tia sữa sau sinh có thể được giải quyết bằng việc mẹ cho con bú thường xuyên và đều đặn hơn. Thao tác bú ti mẹ của bé sẽ kích thích các tuyến dẫn sữa và làm tan vón sữa, lưu thông dòng chảy sữa nhờ lực hút (bú) của em bé và lực đẩy sữa bên trong.

tap-cho-con-bu-dung-tu-the-de-kich-thich-sua-ve-tot-hon-va-chua-chung-tac-tia-sua

Tập cho con bú đúng tư thế để kích thích sữa về tốt hơn và chữa chứng tắc tia sữa

Khi cho con bú sữa, mẹ lưu ý thay đổi tư thế, tập cho con có thói quen và động tác bú đúng cách để bé được thoải mái mà sữa mẹ không bị tắc. Cụ thể, mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn. Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú. Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.

Mẹ lưu ý, trong khoảng thời gian bị viêm tắc tia sữa vón cục, mẹ phải chú ý vệ sinh bầu ngực sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa viêm vú và đảm bảo em bé không bị bệnh. Dù đau, nhưng hạn chế tối đa không trữ sữa bên trong ngực mà phải cho con bú hết hoặc nặn ra. Mẹ có thể mặc áo ngực rộng rãi, thoải mái, thấm mồ hôi, thoáng khí để vùng ngực thoải mái, thư giãn hơn.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here