7 Yếu tố giúp chăm sóc mẹ bầu khỏe mạnh, khoa học trong suốt thai kỳ

0
1154

Chăm sóc mẹ bầu là một khoảng thời gian với nhiều thử thách, nhưng cũng không kém phần hạnh phúc đối với nhiều cặp vợ chồng đang chuẩn bị đón thành viên mới trong gia đình. Đây là khoảng thời gian mà người mẹ chứng kiến sự phát triển của em bé trong bụng mình từng ngày, từng ngày một.

Vậy, để có một sức khỏe thật tốt, tinh thần thoải mái và một cơ thể dẻo dai để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở, mẹ bầu cần chú ý những gì? Hãy tham khảo các nội dung bên dưới của Earthmama nhé!

Bài viết liên quan: 

cham-soc-me-bau-la-khoang-thoi-gian-vat-va-nhung-hanh-phuc-nhat-la-voi-nhung-cap-vo-chong-tre-lan-dau-co-con-earthmama

Chăm sóc mẹ bầu là khoảng thời gian vất vả nhưng hạnh phúc, nhất là với những cặp vợ chồng trẻ lần đầu có con

1. Khám thai định kỳ

Một trong những điều quan trọng đầu tiên cần làm kể từ khi xác định mang thai là chính là đến các cơ quan y tế, bệnh viện chuyên môn để khám thai và từ đó ấn định các mốc thời gian quan trọng cần đến kiểm tra sau này. 

Khám thai thường chia theo các cột mốc thời gian lớn là mỗi 3 tháng, đánh dấu sự phát triển rõ rệt của thai nhi. Trong mỗi 3 tháng đó, bà bầu sẽ có trung bình từ 2 đến 4 lần đến thăm khám với bác sĩ trong giai đoạn đầu. Bước vào thời gian 2 – 3 tháng cuối đến gần ngày dự sinh, mẹ thường được khuyến cáo tư vấn, kiểm tra với bác sĩ đều đặn hơn khoảng 2 – 3 tuần/lần. 

Thăm khám định kỳ giúp chăm sóc mẹ bầu tốt hơn. Mẹ sẽ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé, đảm bảo loại trừ các nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc bị bệnh khi bé ra đời. Một số các xét nghiệm mẹ cần làm trong các lần đi khám bao gồm:

  • Kiểm tra cân nặng (BMI);
  • Xét nghiệm máu, huyết áp, nước tiểu;
  • Siêu âm, sờ nắn, đo kích thước bụng;
  • Double Test để rà soát nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhiễm virus; 
  • Thalassemia Test để rà soát nguy cơ các bệnh về máu, oxy;
  • Xét nghiệm đường huyết;
  • Xét nghiệm gan, cổ tử cung.

Bên cạnh đó, sau các lần khám thai định kỳ kiểm tra sức khỏe, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, yêu cầu tiêm bổ sung, tiêm phòng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh.

2. Cung cấp đủ dưỡng chất, kiểm soát cân nặng

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu về dưỡng chất và năng lượng cao hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Điều này đồng nghĩa với việc bà bầu cần thay đổi một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và tuân thủ các chỉ số cân nặng để hạn chế tình trạng thừa cân, thiếu cân.

Khám thai đều đặn là việc làm quan trọng để chăm sóc mẹ bầu khoa học và đúng cách

Đối với nhóm Vitamin, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, B, C, D, E, K; các khoáng chất cần có là sắt, canxi, omega-3, acid folic, protein sắt, kẽm, iot. Các thực phẩm khác như tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ cần được phân bổ hợp lý trong mỗi khẩu phần nặng để tránh dư/thiếu chất.

Ngoài ra, trong thời gian này, mẹ sẽ thường gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như bón, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Bà bầu được khuyên nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ để hạn chế bị bón. Đồng thời dung nạp thêm các chất tốt cho đường ruột, men tiêu hóa để giảm tình trạng tiêu chảy như sữa chua uống, men uống,…

Khi chăm sóc mẹ bầu, toàn bộ chế độ ăn của mẹ cần tuân thủ theo các nhu cầu dinh dưỡng và chỉ định tăng – giảm cân của bác sĩ, thường được chia như sau:

  • Với BMI = 18,5 đến 24,9kg/m2 tương đương với thai phụ có cân nặng trung bình, cần tăng từ 11 – 16kg trong 9 tháng thai kỳ;
  • Với BMI dưới 18,5kg/m2 tương đương với thai phụ bị thiếu cân, cần tăng 12.7 – 18.3kg;
  • Với BMI ≥ 25 kg/m2, thai phụ được khuyến cáo chỉ tăng từ  7 – 11,3 kg.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng và cân nặng giúp mẹ hạn chế được các bệnh tiểu đường, béo phì trong thời gian mang thai.

3. Vận động thường xuyên cho cơ thể khỏe khoắn

Bà bầu thường được khuyên nên hạn chế vận động nặng, thường xuyên nghỉ ngơi để chăm sóc thai kỳ. Tuy nhiên, việc xây dựng một chế độ nghỉ vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ có được cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái hơn mới là điều cần thiết. 

Khi vận động, bên cạnh thúc đẩy máu huyết lưu thông, khả năng trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé diễn ra tốt hơn thì còn có hormone endorphin được tiết ra. Đây là một trong các loại hormone hạnh phúc, có mang lại cảm giác phấn chấn, vui vẻ và giảm thiểu lo âu mà bất kỳ ai cũng cần có.

Một số bài tập để mẹ có thể dành thời gian vận động mỗi ngày, hoặc mỗi tuần 2 – 3 buổi là: 

  • Đi bộ;
  • Yoga cho bà bầu hay còn gọi là yoga tiền sản;
  • Các bài tập bơi cho bà bầu;
  • Tập Kegel;
  • Dưỡng sinh.

Riêng đối với các hoạt động dưới nước, mẹ bầu cần lưu ý kỹ về nhiệt độ nước cũng như hạn chế thời gian ngâm mình trong nước lạnh/nóng trên 36 độ C quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vận động điều độ, đúng hướng cũng là cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh

4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Bên cạnh chế độ vận động, dinh dưỡng hợp lý, mẹ còn cần xây dựng một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ. Trong thời gian này, khi chưa bắt đầu nghỉ thai sản (ở nhà hoàn toàn), mẹ cần chú ý theo dõi các phản ứng, sức khỏe của bản thân khi làm việc để có cách nghỉ ngơi hợp lý. 

Đối với thai phụ được chuẩn đoán có khả năng bị tiền sản giật cần nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy nhức đầu, thân nhiệt tăng cao, chóng mặt hay tối sầm mặt, nhịp tim tăng cao, huyết áp thấp để hạn chế các tình huống đáng tiếc xảy ra. 

Trong trường hợp an toàn nhất , bà bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để lên lộ trình vận động đúng mức, phù hợp cho các giai đoạn phát triển của em bé, luôn có người thân bên cạnh để kịp thời hỗ trợ mẹ.

Một trong những cách chăm sóc thai kỳ chính là xây dựng một thời khóa biểu nghỉ ngơi phù hợp

5. Không dùng chất kích thích, thức ăn sẵn

Một trong 6 yếu tố quan trọng không thể thiếu chính cho bà bầu chính là có một môi trường sống khỏe khoắn, lành mạnh. Nhóm rượu – bia – thuốc lá và các chất kích thích là các “món” tối kỵ mà bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng. Đơn cử như rượu, dưới đây là một số các tác hại có thể xảy ra, được trung tâm, cơ sở y tế khuyến cáo:

  • Mẹ uống rượu, đồng nghĩa với cơ thể thai nhi cũng đang tiếp nhận một lượng rượu từ mẹ. Tuy nghiên, quá trình đào thải của thai nhi sẽ diễn ra lâu hơn, trạng thái này sẽ làm cho quá trình trao đổi chất, oxy của em bé giảm xuống và làm tăng khả năng rối loạn, nhiễm độc rượu của em bé (có thể diễn ra ngay từ trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh em bé ra).
  • FASD – một hội chứng nhiễm độc rượu khiến cho em bé bị các dị tật bẩm sinh không thể trị hết như: dị tật tim, đầu nhỏ, khoảng cách bất thường của các bộ quận cơ thể, các vấn đề về thị giác, thính giác, trí não chậm phát triển, dị tật tiết niệu, tăng động, kém tập trung,…
  • Rượu làm cho tinh thần, sức lực của mẹ không tỉnh táo và minh mẫn, có thể dẫn đến các tình huống xấu xảy ra. Việc sử dụng rượu bia quá mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ vì thai nhi không đủ sức chống chọi với lượng cồn nạp vào.

Trong quá trình chăm sóc mẹ bầu, cần tuyệt đối không nạp vào cơ thể các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, bà bầu cũng không nên ăn, uống các loại món ăn có nguy cơ làm tăng độc tố, virus, hóa chất trong cơ thể:

  • Thực phẩm tươi sống: tất cả các món thịt gà, bò, cá, trứng hay rau đều cần được làm sạch và chế biến chín kỹ.
  • Hạn chế đồ ngọt, không sử dụng sản phẩm làm từ đường nhân tạo.
  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mũi kiếm, cá thu vua, cá ngừ,..
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói như: xúc xích, thịt/cá hộp, thịt nguội, thịt xông khói,…
  • Các loại bơ, pho mát.
  • Đồ muối, củ cải, dưa chua, kim chi,…

Bên trong các loại thực phẩm trên luôn tồn tại các nguy cơ vi khuẩn, các loại vi sinh trong quá trình chế biến, bảo quản và độc tố khi phân giải trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi chăm sóc mẹ bầu và thai nhi.

6. Dùng quần áo thoải mái

Khi mẹ mang thai từ tháng thứ tư, thứ năm đổ đi thì cơ thể mẹ sẽ thay đổi rõ rệt nhất về cân nặng, lúc này, bạn cần chú ý hơn đến việc lựa chọn các trang phục nhẹ nhàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. 

Các trang phục ôm, bó sát cơ thể với chất liệu cứng, thô ráp sẽ làm cho máu huyết khó lưu thông trong cơ thể , dễ dẫn đến các hiện tượng phù nề ở chân, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các bó cơ, xương đang trong quá trình thích nghi cho em bé lớn lên.

Các loại trang phục chuyên dụng mà mẹ có thể sẽ quan tâm vào đầu thai kỳ như: đai đỡ bụng; áo ngực cho bà bầu; các món áo thun, váy, chân váy rộng rãi; quần dải rút;… 

Bà bầu nên lựa chọn các loại trang phục bằng thun, cotton để thoải mái và thấm hút tốt hơn

Qua bài viết trên, Earthmama hy vọng đã mang đến thêm các góc nhìn, yếu tố quan trọng bạn cần biết khi chăm sóc mẹ bầu để quá trình chăm sóc người thân, chăm sóc bản thân sẽ diễn ra đúng cách và khoa học hơn.

Nếu bạn vẫn còn các thắc mắc, vấn đề cần giải đáp trong quá trình mang thai, chăm sóc mẹ và bé trước – trong – sau khi sinh thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn bạn nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here