3 Nhóm Bệnh Nhân Cần Đến Phòng Tập Vật Lý Trị Liệu

0
2842

Có nhiều chấn thương hay bệnh lý nếu không được điều trị kết hợp với tập vật lý trị liệu sẽ để lại di chứng hay rất lâu mới có thể hồi phục. Dưới đây là 3 nhóm bệnh nên nên đến phòng tập  vật lý trị liệu nhanh chóng:

1. Nhóm bệnh nhân cơ xương khớp

 Nhóm này bao gồm các bệnh đau nhức cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sóng cổ và lưng, gai cột sống, cong vẹo cột sống, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp,…

vat ly tri lieu o dau

Vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Bài tập vật lý trị liệu cho người thoái hóa cột sống cổ

* Bài tập 1: kéo giãn, người bệnh có thể nhờ người nhà trợ giúp: người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt dưới xương chẩm (phía sau gáy) nâng đỡ đầu người bệnh, đồng thời dùng một lực kéo để giãn cột sống cổ, lực kéo vuông góc với trục đứng và hướng về phía người trợ giúp, kéo ra giữ lại đến lúc nào mỏi thì giảm lực từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện tiếp 15 lần.

Lưu ý: trong lúc kéo nếu bệnh nhân than đau hay khó chịu thì dừng lại ngay.

* Bài tập 2: người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm. Người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại, lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 3: người bệnh nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân người, gập cổ về phía chân rồi giữ lại, thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 4: người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 5: người bệnh nằm ngửa, tay trái đặt phía đầu bên trái, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên trái, đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), lúc nào thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 6: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải hoặc tay trái đặt trên trán, người bệnh cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải hoặc tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 7: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

* Bài tập 8: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay trái đặt phía đầu bên trái, cố gắng nghiêng đầu qua bên trái đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.

Làm 10 động tác thì được tính một đợt. Mỗi ngày người bệnh có thể làm 2- 3 đợt tùy tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống cổ vững chắc hơn.

2. Nhóm bệnh nhân về não – thần kinh

Bao gồm người bệnh bại não, tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số 7, đâu thần kinh vai gáy, đau thần kinh tọa, rối loạn tiền đình, đau đầu mất ngủ, …

vat ly tri lieu o dau

Vật lý trị liệu cho người tai biến mạch máu não

Xem thêm về: Phòng tập vật lý trị liệu TPHCM

Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến mạch máu não

Giai đoạn đầu:

Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.

Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm ngược lại.

Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.

Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.

Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.

Giai đoạn sau:

Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.

Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.

3. Nhóm bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau chấn thương, phẩu thuật.

Bao gồm người bị chấn thương, gãy xương mác, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước và sau, phẫu thuật thay khớp gối,…

vat ly tri lieu o dau

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Xem thêm về: Tap vat ly tri lieu o dau?

Tập vật lý trị liệu sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Giai đoạn I: từ tuần 0- tuần thứ 2 sau mổ

– Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ
– Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên)
– Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần).
– Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ.
– Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp
– Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân.
– Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa.
– Băng chun, chường đá vùng gối trong những ngày đầu sau nnổ.
– Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.

Mục đích của giai đoạn này:
– Gối duỗi hêt, gấp đến 90 độ
– Cơ tứ đầu khỏe
– Tập được dáng đi bình thường

Giai đoạn II: từ tuần thứ 3- 4:

– Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 12 độ ở tuần thứ 4
– Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản .
– Đi xe đạp tại chỗ
– Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân)
Mục đích của giai đoạn này:
– Biên độ gối đạt 120 độ
– Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.

Giai đoạn III: từ 5-6 tuần.

– Bỏ nẹp gối
– Tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối.
– Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại.
– Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc.
– Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng
-Tập bơi

Giai đọan IV:tuần thứ 7-10:

– Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ
– Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi

Giai đoạn V: từ tuần thứ 11-20:

– Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên

– Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

Giai đoạn VI: từ tháng thứ 5-6:

– Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ
Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi:
– Biên độ gối phải đạt được > 130 độ
– Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường
– Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường
– Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó
– Duy trì được 2-3 lần chơi trong một tuần

Trên đây là 3 nhóm bệnh nhân cần đến phòng tập vật lý trị liệu và ví dụ về một số phương pháp tập vật lý trị liệu cụ thể. Nếu bạn có cân tư vấn gì thì liên hệ ngay với Phòng Khám Hữu Nhân nhé!

Có thể bạn quan tâm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here