Có rất nhiều loại côn trùng khác nhau vì vậy mà khi bị côn trùng cắn bạn sẽ gặp phải các tình trạng khác nhau. Nếu là loại côn trùng có độc nọc nguy hiểm thì có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy mà chúng ta cần có cách xử lý đúng đắn mỗi khi bị côn trùng cắn.
Có nhiều loại côn trùng khác nhau
1/ Những triệu chứng ban đầu sau khi bị cắn
Côn trùng sẽ được chia làm 2 loại là có độc và không có độc, vì vậy mà những triệu chứng ban đầu sau khi bạn bị cắn cũng rất khác nhau.
Côn trùng không độc thường gây ra ít triệu chứng hơn, chủ yếu là ngứa, khó chịu, làm phần da bị đốt tấy đỏ… Nếu chúng ta gãi hoặc làm xước vùng da bị đốt đó, nó có thể vỡ, tạo nên vết thương hở và lâu lành.
Côn trùng gây độc thường khiến bạn có cảm giác như bị chích, gây đau, tấy đỏ và sưng sau khi bị đốt. Và nặng hơn là dị ứng nặng, sốc phản vệ, phù nề, khó thở, phát ban toàn thân… Nếu không được điều trị kịp thời, điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Côn trùng cắn có thể gây ra vết phồng rộp
2/ Những bước xử lý khi bị côn trùng cắn
Đầu tiên bạn nên vệ sinh vết thương một cách cẩn thận.
Cần vệ sinh vết thương sau khi bị côn trùng cắn
Sau đó nếu phát hiện ngòi hay muỗi kim của các loại côn trùng thì nên dùng nhíp gắp nó ra, sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước hoặc lau bằng cồn để không bị sưng tấy và nhiễm trùng.
Dùng miếng gạc lạnh đắp lên vết thương
Tiếp đến bạn có thể dùng những miếng gạc lạnh để đắp lên vết thương nhằm tránh sưng to hơn và làm dịu cơn ngứa.
Một lưu ý là bạn không nên gãi vết cắn vì có thể làm nhiễm trùng hoặc lở loét, rất nguy hiểm cho sức khỏe và khiến vết thương lâu lành hơn.
3/ Các phòng ngừa côn trùng cắn
Vết cắn côn trùng có thể gây ra những bệnh viêm nhiễm có hại cho sức khỏe vì vậy mà chúng ta không nên chủ quan, cần vệ sinh khu vực sinh sống thật tốt để tránh khỏi các loại côn trùng nguy hiểm.
- Không để côn trùng có nơi cư trú bằng cách luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng. Lưu ý nên phun thuốc khi trong nhà không có người và đóng kín cửa để đạt hiệu quả cao.
- Áp dụng biện pháp phòng chống côn trùng nhờ cây cối như chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng phong lữ… Các loại cây thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sâu bọ đến gần chúng ta.
- Khi phát hiện côn trùng bò lên người, bạn nên tìm cách gỡ/ tách chúng ra. Tránh chà xát hay đập chết côn trùng vì dịch tiết có chứa độc chất của chúng có thể ngấm vào da.
- Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình.
Sử dụng thuốc chống muỗi Remos
- Sử dụng thuốc bôi chống côn trùng (sử dụng cho da) khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các vườn cây, đi dã ngoại…. như thuốc bôi chống mỗi Remos…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi chống và trị côn trùng cắn khác nhau nhưng để có kết quả tốt thì bạn nên tìm một loại thuốc bôi có xuất xứ rõ rang, thành phần uy tín, chất lượng.
Để tránh các loại sản phẩm giả nhái, kém chất lượng trên thị trường thì bạn có thể chọn Gel trị côn trùng cắn Remos.
Remos IB – dạng thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn và mau chóng phục hồi da như ban đầu. Remos IB – gel trị vết côn trùng cắn phù hợp để sử dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình, lưu ý nên sử dụng cho trẻ em trên 2 tháng tuổi và hạn chế ở phụ nữ có thai.
Thuốc trị côn trùng cắn Remos có công thức cải tiến dựa trên sự phối hợp cân bằng giữa các hoạt chất kháng viêm Prednisolone Valerate Acetate cùng hoạt chất chống ngứa l-Menthol và cuối cùng là hoạt chất kháng khuẩn Isopropyl Methylphenol sẽ giúp cả gia đình bạn “đánh bay” các triệu chứng ngứa một cách an toàn và hiệu quả.
Remos tự hào là sản phẩm phòng chống muỗi và điều trị ngứa được các gia đình Việt tin dùng. Với xuất xứ và thành phần rõ ràng cũng như công dụng tuyệt vời, Remos sẽ là trợ thủ đắc lực trong mọi hoạt động của gia đình bạn.
Có thể bạn quan tâm: